Với nền tảng là công nghệ thông tin, hoạt động trên không gian mạng, các giao dịch diễn ra không phụ thuộc vào vị trí, khoảng cách địa lý, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đang có sự phát triển rất nhanh và mạnh. Trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có 3 nhóm lớn là: Bán hàng thông qua trang mạng xã hội (bán hàng online); Có thu nhập thông qua hoạt động viết các ứng dụng, trò chơi và hưởng thu nhập từ quảng cáo qua các trang mạng xã hội (Facebook, Youtube); Các tổ chức, gia đình có hoạt động cho thuê nhà thông qua các trang mạng điện tử (Agoda, Booking...).
Thạc sỹ Nguyễn Đức Ngọc, giảng viên khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội cho biết, hiện nay, nhiều cá nhân có thu nhập hàng tỷ đồng từ thương mại điện tử. Theo quy định chung, các hoạt động như viết ứng dụng, trò chơi, đăng tải các video clip trên các nền tàng xuyên biên giới như Google, Youtube hay Facebook, Netfflix, về bản chất là hoạt động kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân thực hiện thường xuyên. Do đó, các cá nhân này cũng có nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước, bình đẳng như hoạt động kinh doanh thông thường khác.
Về nguyên tắc pháp lý, có nhiều thuế để áp dụng cho các cá nhân có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử. Về cơ bản, các cá nhân hành nghề tự do có thu nhập từ việc bán hàng hay viết ứng dụng, trò chơi hưởng thu nhập từ quảng cáo qua mạng xã hội cũng như cho thuê nhà thông qua các trang mạng điện tử sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Tùy từng trường hợp còn phải nộp thuế nhà thầu.
Mời quý vị và các bạn nghe thạc sỹ luật học Nguyễn Đức Ngọc thông tin các quy định của pháp luật thuế Việt Nam với các cá nhân có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử tại đây: