Ngày đăng: 16-11-2017

Những người ươm mầm xanh vùng xả lũ Thạch Thành, Thanh Hóa

Huyện Thạch Thành, Thanh Hóa là vùng xả lũ nên năm nào người dân cũng như thầy trò trường Tiểu học, THCS Thạch Định cũng gian nan đối phó với mưa lũ, kèm theo đó là vô vàn những khó khăn. Cũng như bao thầy cô ở những vùng khó khác, các thầy cô nơi đây còn biết bao trăn trở, tâm huyết và cả hy sinh mà chưa bao giờ mong có sự đền đáp. Thế nhưng bản thân những điều tốt đẹp lại luôn có sự lan tỏa mãnh liệt nhất. Tham gia hoạt động thiện nguyện Tiếp sức em tới trường của cựu HS Lam Sơn 88-91, PV chương trình đã ghi lại những câu chuyện đẹp về tình người, tình thầy trò ở vùng rốn lũ (GD&ĐT 18/11)

Huyện Thạch Thành, Thanh Hóa là vùng xả lũ nên năm nào người dân cũng như thầy trò trường Tiểu học, THCS Thạch Định cũng gian nan đối phó với mưa lũ, kèm theo đó là vô vàn những khó khăn. Cũng như bao thầy cô ở những vùng khó khác, các thầy cô nơi đây còn biết bao trăn trở, tâm huyết và cả hy sinh mà chưa bao giờ mong có sự đền đáp. Thế nhưng bản thân những điều tốt đẹp lại luôn có sự lan tỏa mãnh liệt nhất. Tham gia hoạt động thiện nguyện Tiếp sức em tới trường của cựu HS Lam Sơn 88-91, PV chương trình đã ghi lại những câu chuyện đẹp về tình người, tình thầy trò ở vùng rốn lũ (GD&ĐT 18/11)

Teen tranh luận hay cãi lại cha mẹ?

Trước đây chúng ta thường nghe những câu như “Trứng mà đòi khôn hơn vịt”, hay là “Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Suy nghĩ cha mẹ bảo sao con gật đầu “vâng, dạ” mới là ngoan có còn đúng hay không? Tranh luận, phản biện và cãi lại có những ranh giới như thế nào? Cuộc trò chuyện giữa chuyên gia tâm lý Đỗ Thị Thanh Hà (Trung tâm Unesco Bồi dưỡng kỹ năng sống) và bạn Nguyễn Hải Trang (học sinh trường THPT Trần Phú - Hà Nội) sẽ giúp chúng ta sáng tỏ vấn đề. (Hành trang trẻ 17/11/2017)

Trước đây chúng ta thường nghe những câu như “Trứng mà đòi khôn hơn vịt”, hay là “Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Suy nghĩ cha mẹ bảo sao con gật đầu “vâng, dạ” mới là ngoan có còn đúng hay không? Tranh luận, phản biện và cãi lại có những ranh giới như thế nào? Cuộc trò chuyện giữa chuyên gia tâm lý Đỗ Thị Thanh Hà (Trung tâm Unesco Bồi dưỡng kỹ năng sống) và bạn Nguyễn Hải Trang (học sinh trường THPT Trần Phú - Hà Nội) sẽ giúp chúng ta sáng tỏ vấn đề. (Hành trang trẻ 17/11/2017)

Thầy giáo trẻ Nguyễn Quốc Vương: “Giải mã” con đường đưa kiến thức sử tới học sinh

Đã bao giờ chúng ta tự hỏi vì sao nhiều người, nhất là các bạn học sinh bây giờ thường e ngại, thậm chí căng thẳng khi đứng trước những kiến thức về lịch sử? Có lẽ thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nhiều người viết sử, giáo viên dạy sử cũng đang tìm cách tối ưu, hấp dẫn để chuyển tải, truyền thụ lịch sử. Một trong những người đã tìm ra cách “giải mã” con đường đưa kiến thức sử sách tới học sinh và mọi người, cũng là nhân vật tuần này của chúng tôi, thầy giáo trẻ Nguyễn Quốc Vương (Mỗi tuần một nhân vật 19/11/2017)

Đã bao giờ chúng ta tự hỏi vì sao nhiều người, nhất là các bạn học sinh bây giờ thường e ngại, thậm chí căng thẳng khi đứng trước những kiến thức về lịch sử? Có lẽ thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nhiều người viết sử, giáo viên dạy sử cũng đang tìm cách tối ưu, hấp dẫn để chuyển tải, truyền thụ lịch sử. Một trong những người đã tìm ra cách “giải mã” con đường đưa kiến thức sử sách tới học sinh và mọi người, cũng là nhân vật tuần này của chúng tôi, thầy giáo trẻ Nguyễn Quốc Vương (Mỗi tuần một nhân vật 19/11/2017)

KTS Nguyễn Nga: Tình yêu với di sản văn hóa cầu Long Biên

Mấy năm gần đây câu chuyện bảo tồn cây cầu Long Biên thu hút sự chú ý của công chúng bởi việc nên duy trì chức năng giao thông của cây cầu hay biến nơi đây thành bảo tàng trên không. Người tâm huyết đeo đuổi dự án này là KTS Nguyễn Nga đang sống ở Paris, cộng hoà Pháp đã bỏ nhiều công sức để đeo đuổi dự án này. Bà cũng vừa mới về Hà Nội để cùng với nhóm “Những người bạn yêu cầu Long Biên” tổ chức sự kiện kêu gọi công đồng chung tay để Dự án này được triển lãm tại Venice trong vòng 6 tháng. PV chương trình đã có cuộc trò chuyện với bà về dự án này trong mục Câu chuyện văn hóa (Tạp chí văn hóa phát 19/11.2017)

Mấy năm gần đây câu chuyện bảo tồn cây cầu Long Biên thu hút sự chú ý của công chúng bởi việc nên duy trì chức năng giao thông của cây cầu hay biến nơi đây thành bảo tàng trên không. Người tâm huyết đeo đuổi dự án này là KTS Nguyễn Nga đang sống ở Paris, cộng hoà Pháp đã bỏ nhiều công sức để đeo đuổi dự án này. Bà cũng vừa mới về Hà Nội để cùng với nhóm “Những người bạn yêu cầu Long Biên” tổ chức sự kiện kêu gọi công đồng chung tay để Dự án này được triển lãm tại Venice trong vòng 6 tháng. PV chương trình đã có cuộc trò chuyện với bà về dự án này trong mục Câu chuyện văn hóa (Tạp chí văn hóa phát 19/11.2017)

"Núi Mẹ": Tiểu thuyết của một tử tù được ân xá

Tiểu thuyết “Núi mẹ” - NXB Công an nhân dân vừa cho ra mắt độc giả là tác phẩm của một tác giả đặc biệt, một tử tù đã được Chủ tịch Nước ân xá và khi trở lại cuộc sống đời thường đã mong muốn cống hiến cho xã hội bằng con đường sáng tác văn học. (Tạp chí Văn hóa 19/11.2017)

Tiểu thuyết “Núi mẹ” - NXB Công an nhân dân vừa cho ra mắt độc giả là tác phẩm của một tác giả đặc biệt, một tử tù đã được Chủ tịch Nước ân xá và khi trở lại cuộc sống đời thường đã mong muốn cống hiến cho xã hội bằng con đường sáng tác văn học. (Tạp chí Văn hóa 19/11.2017)

Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Kim Loan: Nặng lòng với tín ngưỡng thờ Mẫu

Thấm thoắt đã gần một năm Tím ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Một năm qua những người trong giới thanh đồng luôn trăn trở với việc bảo tồn di sản này thế nào cho giữ đúng vẻ đẹp truyền thống, tránh sự bóp méo, vụ lợi. Hướng tới ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, Tạp chí văn hóa phát 22/11 xin giới thiệu “Một nghệ nhân nặng lòng với tín ngưỡng thờ Mẫu”. Đó là nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Kim Loan

Thấm thoắt đã gần một năm Tím ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Một năm qua những người trong giới thanh đồng luôn trăn trở với việc bảo tồn di sản này thế nào cho giữ đúng vẻ đẹp truyền thống, tránh sự bóp méo, vụ lợi. Hướng tới ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, Tạp chí văn hóa phát 22/11 xin giới thiệu “Một nghệ nhân nặng lòng với tín ngưỡng thờ Mẫu”. Đó là nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Kim Loan

Lê Quýnh – “Khí tiết xứng danh đấng trượng phu”

Khi quân Thanh vào Thăng Long, nhiều bề tôi của nhà Lê trong đó có ông không tán thành truy đuổi quân Tây Sơn. Khi tòng vong sang đất nhà Thanh, vua Lê chịu đồng hóa theo nhà Thanh để được làm quan nhưng ông thà chịu tù và đầy ải chứ không để mất sắc tộc và quốc thể. “Ông hiên ngang như cây tùng trước bão, trải qua bao nhiêu sương tuyết vẫn sừng sững giơ cái càng bọ ngựa chống lại cỗ xe”. Ông chính là đại thần Lê Quýnh – người thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cùng tìm hiểu trong chương trình Đất nước ngàn năm 16/11/2017.

Khi quân Thanh vào Thăng Long, nhiều bề tôi của nhà Lê trong đó có ông không tán thành truy đuổi quân Tây Sơn. Khi tòng vong sang đất nhà Thanh, vua Lê chịu đồng hóa theo nhà Thanh để được làm quan nhưng ông thà chịu tù và đầy ải chứ không để mất sắc tộc và quốc thể. “Ông hiên ngang như cây tùng trước bão, trải qua bao nhiêu sương tuyết vẫn sừng sững giơ cái càng bọ ngựa chống lại cỗ xe”. Ông chính là đại thần Lê Quýnh – người thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cùng tìm hiểu trong chương trình Đất nước ngàn năm 16/11/2017.

Đề án đào tạo 9.000 Tiến sĩ: Số lượng át chất lượng?

Bộ giáo dục và Đào tạo đang đề xuất với Chính phủ, trong vòng 7 năm (2018-2025) sẽ đào tạo 9000 Tiến sĩ với khoản kinh phí lên tới 12.000 tỉ đồng. Trong chương trình Diễn đàn giáo dục (VOV2), PGS.TS Phạm Bích San (Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển) đã thẳng thắn cho rằng: "Đừng đặt kế hoạch đào tạo Tiến sĩ hay nghiên cứu khoa học... nếu áp chỉ tiêu sẽ cho ra đời hàng loạt "lò" đào tạo Tiến sĩ mà số lượng sẽ át chất lượng". (Diễn đàn Giáo dục-Ngày 17/11/2017)

Bộ giáo dục và Đào tạo đang đề xuất với Chính phủ, trong vòng 7 năm (2018-2025) sẽ đào tạo 9000 Tiến sĩ với khoản kinh phí lên tới 12.000 tỉ đồng. Trong chương trình Diễn đàn giáo dục (VOV2), PGS.TS Phạm Bích San (Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển) đã thẳng thắn cho rằng: "Đừng đặt kế hoạch đào tạo Tiến sĩ hay nghiên cứu khoa học... nếu áp chỉ tiêu sẽ cho ra đời hàng loạt "lò" đào tạo Tiến sĩ mà số lượng sẽ át chất lượng". (Diễn đàn Giáo dục-Ngày 17/11/2017)

Câu chuyện của lời hứa trong truyện ngắn "Hương hoa gạo"

Hiện thực chiến tranh khắc nghiệt và hậu quả của nó còn đeo bám dữ dội, gây sang chấn tâm lý nhiều năm sau nữa. Quế đã vụt biến vào không gian, trong nắng trưa dữ dội, hằn sắc đỏ của những bông hoa gạo rơi từng đợt từng đợt. Đây là một cái kết giàu ám ảnh, mang màu sắc "Hiện thực huyền ảo". Quế là hương thơm, là cái đẹp của cuộc đời. Cái đẹp ấy không thể chịu nổi hiện thực quá phũ phàng tàn nhẫn, hay nói cách khác, hiện thực ấy không có chỗ cho cái đẹp neo đậu sinh sôi. (Đọc truyện đêm khuya 16/11/2017)

Hiện thực chiến tranh khắc nghiệt và hậu quả của nó còn đeo bám dữ dội, gây sang chấn tâm lý nhiều năm sau nữa. Quế đã vụt biến vào không gian, trong nắng trưa dữ dội, hằn sắc đỏ của những bông hoa gạo rơi từng đợt từng đợt. Đây là một cái kết giàu ám ảnh, mang màu sắc "Hiện thực huyền ảo". Quế là hương thơm, là cái đẹp của cuộc đời. Cái đẹp ấy không thể chịu nổi hiện thực quá phũ phàng tàn nhẫn, hay nói cách khác, hiện thực ấy không có chỗ cho cái đẹp neo đậu sinh sôi. (Đọc truyện đêm khuya 16/11/2017)

Truyện dài "Những tấm lòng cao cả": Lễ trao phần thưởng đáng nhớ (Buổi 26)

Buổi trao phần thưởng đã diễn ra trang trọng tại sân trường. Thầy Péc-bô-ni trân trọng đọc danh sách những bạn học sinh đã có thành tích học tập xuất sắc trong kỳ học vừa qua như Phi-ren-zê, Na-pô-li, Bô-lô-nha, Pa-léc-mô, Cô-rét-ti, Đê-rốt-xi…Tiếng vỗ tay kéo dài không ngớt khi từng bạn bước lên bục nhận phần thưởng. Cả thầy và trò trong trường đều rất tự hào vì sự cố gắng vươn lên trong học tập của các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. (Văn nghệ thiếu nhi 17/11/2017)

Buổi trao phần thưởng đã diễn ra trang trọng tại sân trường. Thầy Péc-bô-ni trân trọng đọc danh sách những bạn học sinh đã có thành tích học tập xuất sắc trong kỳ học vừa qua như Phi-ren-zê, Na-pô-li, Bô-lô-nha, Pa-léc-mô, Cô-rét-ti, Đê-rốt-xi…Tiếng vỗ tay kéo dài không ngớt khi từng bạn bước lên bục nhận phần thưởng. Cả thầy và trò trong trường đều rất tự hào vì sự cố gắng vươn lên trong học tập của các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. (Văn nghệ thiếu nhi 17/11/2017)