Ngày đăng: 19-08-2020

"Sống tích cực” mùa dịch

Dịch Covid-19 quay trở lại đã khiến cuộc sống thường nhật của người dân thay đổi, nhiều thói quen, sinh hoạt trong gia đình bị đảo lộn. Những xu hướng mới trong sinh hoạt hàng ngày đã nhanh chóng hình thành. Thường ngày phố phường nhộn nhịp, hàng quán đông đúc, nay guồng quay của xã hội có phần chậm lại. Sống chậm, sống tích cực… giúp mọi người được thư thái, thấy được sức khỏe quan trọng hơn nhiều thứ khác. Mỗi người và cả xã hội đang dần điều chỉnh những thói quen với một tâm thế mới và thêm những kỹ năng mới. Vậy “sống tích cực” có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay – khi mà dịch Covid-19 vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới? (Chuyện hôm nay 20/08)

Dịch Covid-19 quay trở lại đã khiến cuộc sống thường nhật của người dân thay đổi, nhiều thói quen, sinh hoạt trong gia đình bị đảo lộn. Những xu hướng mới trong sinh hoạt hàng ngày đã nhanh chóng hình thành. Thường ngày phố phường nhộn nhịp, hàng quán đông đúc, nay guồng quay của xã hội có phần chậm lại. Sống chậm, sống tích cực… giúp mọi người được thư thái, thấy được sức khỏe quan trọng hơn nhiều thứ khác. Mỗi người và cả xã hội đang dần điều chỉnh những thói quen với một tâm thế mới và thêm những kỹ năng mới. Vậy “sống tích cực” có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay – khi mà dịch Covid-19 vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới? (Chuyện hôm nay 20/08)

Quan Thượng Láng Nguyễn Duy Thì - Đi thì vua nhớ, ở thì chúa sợ

Vào đầu thế kỷ thứ 17, dưới thời Lê - Trịnh, có một vị quan được người đời ca tụng là “đi thì vua nhớ, ở thì chúa sợ”. Đó chính là quan Thượng Láng, Thái tể Nguyễn Duy Thì, người đã phụng sự qua 5 đời vua Lê, 3 đời chúa Trịnh. Hơn 50 năm trải qua nhiều trọng chức dưới triều Lê - Trịnh, uy danh của Thái tể Nguyễn Duy Thì lừng lẫy một giai đoạn nhiều biến động lịch sử đầu thời Lê Trung hưng. Tên tuổi và sự nghiệp của ông được lưu danh trong sách Đại Việt sử ký toàn thư và hậu thế. Hiện nay, tại ngôi đền thờ quan phủ Thượng Láng Nguyễn Duy Thì còn lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu quý. Tên ông còn được đặt cho một trường trung học ở thị trấn Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và tên phố ở nhiều thành phố lớn trên cả nước... (Đất nước ngàn năm 20/08/2020)
Chú thích ảnh : Đền thờ Thái tể Nguyễn Duy Thì tại quê hương ông Thanh Lãng – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc.

Vào đầu thế kỷ thứ 17, dưới thời Lê - Trịnh, có một vị quan được người đời ca tụng là “đi thì vua nhớ, ở thì chúa sợ”. Đó chính là quan Thượng Láng, Thái tể Nguyễn Duy Thì, người đã phụng sự qua 5 đời vua Lê, 3 đời chúa Trịnh. Hơn 50 năm trải qua nhiều trọng chức dưới triều Lê - Trịnh, uy danh của Thái tể Nguyễn Duy Thì lừng lẫy một giai đoạn nhiều biến động lịch sử đầu thời Lê Trung hưng. Tên tuổi và sự nghiệp của ông được lưu danh trong sách Đại Việt sử ký toàn thư và hậu thế. Hiện nay, tại ngôi đền thờ quan phủ Thượng Láng Nguyễn Duy Thì còn lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu quý. Tên ông còn được đặt cho một trường trung học ở thị trấn Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và tên phố ở nhiều thành phố lớn trên cả nước... (Đất nước ngàn năm 20/08/2020)
Chú thích ảnh : Đền thờ Thái tể Nguyễn Duy Thì tại quê hương ông Thanh Lãng – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc.

Chế độ chính sách với người tham gia cách mạng trước Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945

Những cá nhân tham gia cách mạng trước Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, thể hiện bằng nhiều chế độ, chính sách thiết thực. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một số băn khoăn vướng mắc trong việc lập hồ sơ công nhận người tham gia cách mạng từ trước ngày 1/1/1945 đến tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 cũng như chế độ, chính sách với cá nhân người có công và thân nhân của họ. Bà Đỗ Thị Hồng Hà, Phó cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tư vấn, giải đáp các thắc mắc của thính giả.

Những cá nhân tham gia cách mạng trước Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, thể hiện bằng nhiều chế độ, chính sách thiết thực. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một số băn khoăn vướng mắc trong việc lập hồ sơ công nhận người tham gia cách mạng từ trước ngày 1/1/1945 đến tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 cũng như chế độ, chính sách với cá nhân người có công và thân nhân của họ. Bà Đỗ Thị Hồng Hà, Phó cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tư vấn, giải đáp các thắc mắc của thính giả.

Xếp hạng gắn sao cho trường Đại học

Nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội do GSTS Nguyễn Hữu Đức làm trưởng nhóm vừa tổ chức xếp hạng và gắn sao cho 1 số cơ sở giáo dục Đại học Việt Nam và 1 số trường ĐH trong khu vực Đông Nam Á. Thực chất vệc đánh giá gắn sao này có ý nghĩa gì và đâu là tiêu chí để các trường Đại học có thể được gắn các mức sao ? ( GDDT 20/8 )

Nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội do GSTS Nguyễn Hữu Đức làm trưởng nhóm vừa tổ chức xếp hạng và gắn sao cho 1 số cơ sở giáo dục Đại học Việt Nam và 1 số trường ĐH trong khu vực Đông Nam Á. Thực chất vệc đánh giá gắn sao này có ý nghĩa gì và đâu là tiêu chí để các trường Đại học có thể được gắn các mức sao ? ( GDDT 20/8 )

Số hóa giáo dục - xu thế tất yếu

Giảng dạy trực tuyến không chỉ là 1 phương thức trong thời điểm dịch bệnh covid bùng phát mà số hóa giáo dục là xu thế tất yếu khi mà chúng ta có Chính phủ điện tử, thương mại điện tử .... thì giáo dục là lĩnh vực đào tạo ra những chuyên gia công nghệ không thể đứng ngoài cuộc mà còn phải là lĩnh vực tiên phong . Số hóa trong giáo dục đem lại những lợi ích to lớn thế nào ? và làm thế nào để các hoạt động ứng dụng số hóa thật sự phát huy được hiệu quả mong đợi ( GDĐT 20/8 )

Giảng dạy trực tuyến không chỉ là 1 phương thức trong thời điểm dịch bệnh covid bùng phát mà số hóa giáo dục là xu thế tất yếu khi mà chúng ta có Chính phủ điện tử, thương mại điện tử .... thì giáo dục là lĩnh vực đào tạo ra những chuyên gia công nghệ không thể đứng ngoài cuộc mà còn phải là lĩnh vực tiên phong . Số hóa trong giáo dục đem lại những lợi ích to lớn thế nào ? và làm thế nào để các hoạt động ứng dụng số hóa thật sự phát huy được hiệu quả mong đợi ( GDĐT 20/8 )

Kịch bản nào cho năm học mới?

Theo Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, học sinh các cấp học sẽ tựu trường sớm nhất vào ngày 1-9 và tổ chức khai giảng vào ngày 5-9 tới đây. Tuy nhiên, hiện nay dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khiến nhiều học sinh, phụ huynh lo lắng liệu ngày khai giảng có được diễn ra theo đúng kế hoạch? Kịch bản nào cho ngày khai giảng trong mùa dịch? Các trường phổ thông sẽ phải điều chỉnh kế hoạch, nội dung dạy học như thế nào nếu dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn? Vấn đề được đề cập trong "30 phút cùng VOV2" với sự tham gia của thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie Hà Nội.

Theo Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, học sinh các cấp học sẽ tựu trường sớm nhất vào ngày 1-9 và tổ chức khai giảng vào ngày 5-9 tới đây. Tuy nhiên, hiện nay dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khiến nhiều học sinh, phụ huynh lo lắng liệu ngày khai giảng có được diễn ra theo đúng kế hoạch? Kịch bản nào cho ngày khai giảng trong mùa dịch? Các trường phổ thông sẽ phải điều chỉnh kế hoạch, nội dung dạy học như thế nào nếu dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn? Vấn đề được đề cập trong "30 phút cùng VOV2" với sự tham gia của thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie Hà Nội.

Thanh niên xung kích giải quyết những việc khó

Với lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng dấn thân, khát khao muốn được khẳng định và cống hiến, đoàn viên, thanh niên luôn là một trong những lực lượng đi đầu trong các phong trào tình nguyện vì cộng đồng, xã hội, qua đó thể hiện ý thức trách nhiệm, tình yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam. Đặc biệt, trong những tháng qua, cán bộ, đoàn viên, thanh niên các cấp đã thực hiện nhiều hoạt động xung kích để cùng người dân cả nước tham gia phòng, chống dịch COVID-19 với phương châm "chống dịch như chống giặc. (Diễn đàn VOV2 ngày 19/8/2020)

Với lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng dấn thân, khát khao muốn được khẳng định và cống hiến, đoàn viên, thanh niên luôn là một trong những lực lượng đi đầu trong các phong trào tình nguyện vì cộng đồng, xã hội, qua đó thể hiện ý thức trách nhiệm, tình yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam. Đặc biệt, trong những tháng qua, cán bộ, đoàn viên, thanh niên các cấp đã thực hiện nhiều hoạt động xung kích để cùng người dân cả nước tham gia phòng, chống dịch COVID-19 với phương châm "chống dịch như chống giặc. (Diễn đàn VOV2 ngày 19/8/2020)

Dịch Covid-19: Những lưu ý khi đi xe công nghệ

Tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện diễn biến phức tạp. Khi đi xe công nghệ, mọi người cần chú ý áp dụng các biện pháp bảo vệ chính mình và người xung quanh trước COVID-19.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện diễn biến phức tạp. Khi đi xe công nghệ, mọi người cần chú ý áp dụng các biện pháp bảo vệ chính mình và người xung quanh trước COVID-19.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội giữ thai thành công một ca vỡ tử cung hiếm gặp trên thế giới

Thai phụ Trần Thị Vân Anh 21 tuổi Phú Thọ nhập viện Phụ sản Hà Nội trong tình trạng hết sạch ối ở tuần thai thứ 25. Trước đó, ở tuần thai thứ 24, thai phụ bị đau bụng dữ dội và dần cạn sạch ối, đã điều trị ở các bệnh viện tuyến dưới và bệnh viện tư nhân nhưng không tìm được nguyên nhân. Tính mạng thai nhi bị đe dọa.
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sau khi siêu âm hội chẩn kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán đây là một ca vỡ tử cung trên nền thai phụ có tử cung dị dạng (tử cung đôi), khi thai lớn gây chèn ép dẫn đến vỡ tử cung.
Nhận thấy đây là một ca bệnh đặc biệt hiếm gặp trên thế giới, thai nhi vẫn đang vẫn phát triển, người mẹ có sức khỏe tốt nên PGS TS Nguyễn Duy Ánh, giám đốc bệnh viện cùng các bác sĩ hội chẩn và quyết định truyền ối tiếp tục giữ thai cho bệnh nhân.
Nhưng để đưa được kim truyền vào khe nước ối trong một tử cung đã cạn sạch ối là cả một sự khó khăn. PGS-TS Nguyễn Duy Ánh đã trực tiếp thực hiện truyền ối thành công cho thai phụ giúp thai nhi tạm thời vượt qua nguy hiểm. Tiếp đó, Bệnh viện huy động tổng lực để chăm sóc dinh dưỡng, theo dõi điều trị nhiễm khuẩn giúp duy trì sự phát triển của thai nhi trong tử cung.
5 tuần sau, khi thai nhi 31 tuần tuổi, các bác sĩ đã quyết định mổ lấy thai. Em bé ra đời với cân nặng 1,5 kg, khóc to, hồng hào. Đến nay đã có thể tự bú mẹ.
“Chúng tôi đấu tranh từng giờ từng phút cho ca bệnh này, xác định nếu có sự cố xảy ra có thể mổ ngay bất kỳ lúc nào, chấp nhận mất thai nhi vì mục đích cứu mẹ là trên hết. Nhưng cuối cùng tất cả thầy thuốc chúng tôi đã chiến thắng, cứu được tính mạng và bảo tồn tử cung của người mẹ, đặc biệt đã cứu được em bé”- PGS Ánh chia sẻ.
Vỡ tử cung thông thường là một cấp cứu sản khoa đe dọa đến tính mạng người mẹ và thai nhi. Với trường hợp này, vỡ tử cung ở vị trí không có mạch máu lớn, lại được chẩn đoán đúng và điều trị bằng phương pháp truyền ối, một kỹ thuật cao trong sản khoa để có được kết quả “mẹ tròn con vuông” là một thành tựu không chỉ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mà còn của ngành sản khoa Việt Nam.

Thai phụ Trần Thị Vân Anh 21 tuổi Phú Thọ nhập viện Phụ sản Hà Nội trong tình trạng hết sạch ối ở tuần thai thứ 25. Trước đó, ở tuần thai thứ 24, thai phụ bị đau bụng dữ dội và dần cạn sạch ối, đã điều trị ở các bệnh viện tuyến dưới và bệnh viện tư nhân nhưng không tìm được nguyên nhân. Tính mạng thai nhi bị đe dọa.
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sau khi siêu âm hội chẩn kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán đây là một ca vỡ tử cung trên nền thai phụ có tử cung dị dạng (tử cung đôi), khi thai lớn gây chèn ép dẫn đến vỡ tử cung.
Nhận thấy đây là một ca bệnh đặc biệt hiếm gặp trên thế giới, thai nhi vẫn đang vẫn phát triển, người mẹ có sức khỏe tốt nên PGS TS Nguyễn Duy Ánh, giám đốc bệnh viện cùng các bác sĩ hội chẩn và quyết định truyền ối tiếp tục giữ thai cho bệnh nhân.
Nhưng để đưa được kim truyền vào khe nước ối trong một tử cung đã cạn sạch ối là cả một sự khó khăn. PGS-TS Nguyễn Duy Ánh đã trực tiếp thực hiện truyền ối thành công cho thai phụ giúp thai nhi tạm thời vượt qua nguy hiểm. Tiếp đó, Bệnh viện huy động tổng lực để chăm sóc dinh dưỡng, theo dõi điều trị nhiễm khuẩn giúp duy trì sự phát triển của thai nhi trong tử cung.
5 tuần sau, khi thai nhi 31 tuần tuổi, các bác sĩ đã quyết định mổ lấy thai. Em bé ra đời với cân nặng 1,5 kg, khóc to, hồng hào. Đến nay đã có thể tự bú mẹ.
“Chúng tôi đấu tranh từng giờ từng phút cho ca bệnh này, xác định nếu có sự cố xảy ra có thể mổ ngay bất kỳ lúc nào, chấp nhận mất thai nhi vì mục đích cứu mẹ là trên hết. Nhưng cuối cùng tất cả thầy thuốc chúng tôi đã chiến thắng, cứu được tính mạng và bảo tồn tử cung của người mẹ, đặc biệt đã cứu được em bé”- PGS Ánh chia sẻ.
Vỡ tử cung thông thường là một cấp cứu sản khoa đe dọa đến tính mạng người mẹ và thai nhi. Với trường hợp này, vỡ tử cung ở vị trí không có mạch máu lớn, lại được chẩn đoán đúng và điều trị bằng phương pháp truyền ối, một kỹ thuật cao trong sản khoa để có được kết quả “mẹ tròn con vuông” là một thành tựu không chỉ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mà còn của ngành sản khoa Việt Nam.

Cần lưu ý gì khi có răng giả tháo lắp?

Một bộ hàm răng giả là giải pháp tối ưu cho những người bị mất răng, rụng răng. Nhưng nó cũng sẽ gây ra sự cố, bất tiện và thậm chí đau đớn nếu không biết cách sử dụng. Vậy có lưu ý gì khi sử dụng răng giả tháo lắp? TS.BS Nguyễn Phú Hòa, Giám đốc Trung tâm Nha khoa quốc tế Phú Hòa tư vấn trên Cùng bạn sống khỏe

Một bộ hàm răng giả là giải pháp tối ưu cho những người bị mất răng, rụng răng. Nhưng nó cũng sẽ gây ra sự cố, bất tiện và thậm chí đau đớn nếu không biết cách sử dụng. Vậy có lưu ý gì khi sử dụng răng giả tháo lắp? TS.BS Nguyễn Phú Hòa, Giám đốc Trung tâm Nha khoa quốc tế Phú Hòa tư vấn trên Cùng bạn sống khỏe