Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới về tiêu thụ rượu, bia. Ước tính mỗi năm, chi phí tiêu thụ rượu bia của cả nước khoảng 3,4 tỷ USD.

Theo anh Nguyễn Văn Hồng ở Hà Đông, Hà Nội, uống rượu là thói quen của người Việt Nam. "Dịp Lễ, Tết, kỷ niệm sự kiện... không uống rượu thì mất vui. Cũng có nhiều lần uống say, không biết đi bằng gì về nhà, tỉnh dậy thì thấy nằm ở nhà rồi", - anh Hồng chia sẻ. Còn anh Phạm Đình Tuấn ở quận Cầu Giấy thì phân trần, uống rượu là vì cả nể, bạn bè, họ hàng, láng giềng mời nhau chén rượu, không uống không được.

Những dịp lễ, Tết, tình trạng sử dụng rượu bia lại tăng vọt, kéo theo nguy cơ tai nạn giao thông, các vụ án mạng, bạo lực tăng theo mà chưa có giải pháp khắc phục. Rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra đều bắt nguồn từ bia rượu. Do say xỉn không làm chủ được tay lái, xử lý tình huống kém, nhiều người đã vô tình gieo những án “tử” không hẹn trước cho những người tham gia giao thông khác và cả chính mình.

Luật sư Diệp Năng Bình, văn phòng Luật sư Tinh thông luật cho biết: Đối với vi phạm về nồng độ cồn, Nghị định 100/2019 chia thành 3 mức độ vi phạm để quy định xử phạt. Ngay tại mức 1, Nghị định đã nêu rõ: "Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng". Như vậy, người điều khiển xe trên đường khi trong máu có nồng độ cồn chỉ cần lớn hơn 0 và nhỏ hơn 50 miligam/100mililít máu hoặc bằng 0,25 miligam/ 1 lít khí thở đã bị xử phạt. Không những bị xử phạt, người điều khiển phương tiện giao thông có uống rượu bia còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến 24 tháng. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền còn có thể tạm giữ phương tiện giao thông theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: