Triệu chứng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thường cấp tính, người bệnh có thể đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong ngày, phân nhiều nước, nếu bị lị trực khuẩn có thể đi ngoài ra máu, phân nhầy mũi, đau bụng, sốt…

Người bệnh bị nhiễm trùng đường tiêu hóa cần được bổ sung nước và điện giải ngay lập tức, sau đó người bệnh cần được điều trị kháng sinh phù hợp theo tư vấn của nhân viên y tế. Bà con nên chủ động tích trữ nước sạch, viên khử khuẩn Cloramin B, gói dung dịch Oresol..

Theo bác sĩ Vũ Quốc Đạt- Phụ trách Khoa Bệnh nhiệt đới - Chăm sóc giảm hại – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cách tốt nhất để phòng bệnh qua đường tiêu hóa là đảm bảo vệ sinh nguồn nước, ăn chín, uống sôi. Những nơi tập trung đông dân tránh lũ, bà con cần được cung cấp dung dịch sát khuẩn khô để nhanh chóng làm sạch bàn tay, tránh lây bệnh cho cộng đồng.

Khuyến cáo phòng bệnh đường tiêu hóa cho người dân vùng lũ

Thứ tư, 10:21, 28/10/2020
[VOV2] - Ở những vùng lũ lụt, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nên bệnh thường gặp nhất là nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. Nguy hiểm nhất là bệnh tả, lị trực khuẩn và một số bệnh đường tiêu hóa khác có khả năng gây dịch.
Phương Trang