Giải Vô địch bóng đá thế giới 2022 là kỳ World Cup thứ 2 được tổ chức tại châu Á (sau kỳ World Cup 2002 được tổ chức ở Nhật Bản và Hàn Quốc). Đây là lần đầu tiên World Cup được tổ chức tại một quốc gia Trung Đông và là lần cuối cùng giải đấu có 32 đội tham dự, sau khi FIFA quyết định số đội góp mặt sẽ được tăng lên 48 từ VCK 2026.

Đây là lần đầu tiên đội tuyển quốc gia nam Qatar tham dự một vòng Chung kết World Cup nhờ tư cách chủ nhà. Đội tuyển Qatar cũng là đội tuyển chủ nhà đầu tiên thất bại ngay trong ngày ra quân.

Đội tuyển Qatar sẵn sàng cho World Cup 2022 (Ảnh: Internet)
Trong trận khai mạc tối 20/11, Qatar thua Ecuador 0-2 

World Cup luôn được tổ chức vào mùa hè, tháng 5, 6 hoặc 7 nhưng Qatar 2022 đã phá vỡ truyền thống này. Lý do là vào mùa hè, nhiệt độ ở Qatar có thể lên tới hơn 40, 50 độ C, việc dời thời gian tổ chức vào mùa đông sẽ mát mẻ hơn. Dù vậy, nhiệt độ mùa đông ở Qatar vẫn có thể ở mức khoảng 30 độ C.

Các nhà tổ chức phải chống nóng bằng nhiều phương pháp, ví dụ như sử dụng hệ thống làm mát công nghệ cao trong các sân vận động.

Tiến sĩ Saud tự hào khi công nghệ do ông và các cộng sự tại Qatar nghĩ ra sẽ được áp dụng hiệu quả vào đời sống, sau khi World Cup 2022 kết thúc. Ảnh: Arch Daily

Qatar 2022 cũng là kỳ World Cup đầu tiên có các trọng tài nữ điều khiển một trận đấu.

Các trọng tài (từ trái qua): Neuza Back, Yoshimi Yamashita, Salima Mukansanga, Kathryn Nesbitt và Karen Díaz Medina tham gia điều khiển các trận đấu tại World Cup 2022. Ảnh: Guardian

Đây là kỳ World Cup đầu tiên sử dụng công nghệ bắt việt vị bán tự động với 16 camera lắp xung quanh sân vận động cùng quả bóng được gắn chip nhằm hỗ trợ công tác điều hành trận đấu của các trọng tài, bên cạnh hệ thống VAR. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ vẫn gây tranh cãi trong nhiều tình huống bóng tại VCK năm nay.

Công nghệ SAOT giúp trọng tài bắt việt vị nhanh và chính xác hơn .

Sự giàu có giúp Qatar có thể tổ chức một kỳ World Cup xa hoa và tốn kém nhất trong lịch sử. Ước tính quốc gia này đã chi đến 300 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng trong thập kỷ vừa qua. Để so sánh, World Cup năm 2018 tại Nga có chi phí ước chừng 14 tỷ USD, còn tại Brazil 2014 là hơn 10 tỷ USD.

8 sân vận động được xây dựng phục vụ cho World Cup 2022. (Ảnh: Internet)
Hệ thống đường giao thông công cộng nối liền các sân vận động giúp CĐV có thể dễ dàng di chuyển, xem 2 trận đấu trong cùng một ngày. (Ảnh: Internet)

Cùng với kinh phí tổ chức cao nhất lịch sử, vé xem các trận đấu World Cup 2022 cũng được ghi nhận đắt nhất trong 20 năm qua, hơn 40% so với giá vé xem World Cup 2018 tại Nga.

Fan Argentina đổ xô tới Qatar săn vé xem chung kết World Cup.
FIFA đã chia tất cả các vé xem World Cup 2022 thành 4 loại cho từng đối tượng người hâm mộ. (Ảnh: Internet)

Do giới hạn trong năng lực tiếp đón mà nước chủ nhà  World Cup - Qatar năm nay đã quyết định thực hiện ý tưởng độc đáo, đó là thiết lập những thành phố vệ tinh cho World Cup 2022, đặt tại những thành phố/quốc gia khác như Dubai hay tại Saudi Arabia, Kuwait, Oman... Hai tàu du lịch sang trọng cũng được neo đậu tại cảng Doha trong suốt thời gian diễn ra World Cup để phục vụ người hâm mộ.

CĐV sử dụng chuyên cơ để di chuyển đến SVĐ xem trực tiếp các trận đấu (Ảnh: Internet)
Tàu du lịch hạng sang sẵn sàng phục vụ các du khách có nhu cầu lưu trú. (Ảnh: Internet)

Cristiano Ronaldo đã trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn tại 5 kỳ World Cup (2006, 2010, 2014, 2018 và 2022). Bàn thắng đầu tiên Cristiano Ronaldo ghi năm nay là tại chấm phạt đền trong trận thắng 3-2 trước Ghana ở bảng H. Với bàn thắng này, Ronaldo trở thành cầu thủ lớn tuổi nhất ghi bàn cho Bồ Đào Nha tại World Cup.

Tại World Cup 2022, Ronaldo cùng với Lionel Messi, Lothar Matthäus, Antonio Carbajal và Rafael Márquez là những cầu thủ duy nhất thi đấu ở 5 kỳ World Cup khác nhau.

Đây là kì World Cup thứ 5 Ronaldo và Messi tham dự. (Ảnh: Internet)

Với 2 bàn thắng ở trận chung kết, Messi vượt qua Pele, đứng thứ 4 trong nhóm các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại các VCK World Cup. Anh cũng là cầu thủ lớn tuổi nhất ghi được 7 bàn thắng tại riêng một kỳ World Cup.

Messi lập thêm kỷ lục về số phút thi đấu nhiều nhất tại World Cup. Anh đã chơi tổng cộng 2.314 phút qua 5 kỳ World Cup, vượt qua kỷ lục của Paolo Maldini (2.217 phút). Anh cũng là  cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất trong lịch sử World Cup với 26 trận. Tiền đạo 35 tuổi này cũng trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử World Cup ghi bàn ở mọi giai đoạn của giải đấu từ vòng bảng đến vòng 16 đội, tứ kết, bán kết và giờ là chung kết.

Với cú hat-trick vào lưới Argentina, Kylian Mbappe đã đi vào lịch sử World Cup với tư cách là cầu thủ trẻ nhất cán mốc 12 bàn ở các kỳ World Cup, khi mới 23 tuổi 363 ngày. Ngoài ra, chân sút của tuyển Pháp cũng trở thành cầu thủ đầu tiên ghi 4 bàn ở các trận chung kết World Cup. Anh cũng là người thứ hai sau Geoff Hurst (Anh) lập được cú hat-trick trong trận chung kết.

Ở tuổi 23, Mbappe là cầu thủ trẻ nhất cán mốc 12 bàn thắng ở các kỳ World Cup. (Ảnh: Internet)

Morocco trở thành đại diện đầu tiên của bóng đá châu Phi giành quyền vào bán kết, sau khi đánh bại Bồ Đào Nha với tỷ số 1-0. Đội bóng cán đích ở vị trí thứ tư chung cuộc, sau thất bại 1-2 trước tuyển Croatia ở trận tranh HCĐ.

Morocco làm nên lịch sử khi đánh bại Bồ Đào Nha để vào bán kết World Cup 2022. (Ảnh: Internet)

Trọng tài người Tây Ban Nha Antonio Lohoz rút ra 18 thẻ vàng cho các cầu thủ trong trận tứ kết Argentina gặp Hà Lan trước khi hai đội bước vào loạt sút luân lưu. Đây là số thẻ vàng nhiều nhất trong lịch sử World Cup được rút ra trong một trận đấu.

Trọng tài Mateu Lahoz lập kỷ lục về số thẻ phạt rút ra trong một trận đấu ở World Cup. (Ảnh: Internet)

Trận thắng 6-2 của Anh trước Iran kéo dài tổng cộng 117 phút 16 giây, với 14 phút 8 giây bù giờ hiệp một và 13 phút 8 giây bù giờ hiệp hai. Quả phạt đền của Mehdi Taremi ở phút 102+30 giây là bàn thắng muộn nhất được ghi được tại một kỳ World Cup kể từ năm 1966.

World Cup 2022 lập kỷ lục về số phút bù giờ. (Ảnh: Internet)

Kể từ khi World Cup mở rộng ra 32 đội với 8 bảng, hiếm khi nào giải đấu chứng kiến một vòng bảng có kết thúc kịch tính như năm nay. Những giọt nước mắt đau khổ của các cầu thủ Mexico và Uruguay, hay cảm xúc vỡ òa vì sung sướng từ Hàn Quốc là minh chứng. Cả 8 bảng đấu của World Cup 2022 đều có những tấm vé đi tiếp chỉ được định đoạt đến khi trọng tài thổi hồi còi kết thúc trận đấu.

Suarez khóc nức nở khi Uruguay bị loại. (Ảnh: Internet)
Trong lịch sử 92 năm tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, đây là lần đầu tiên, ĐT Đức bị loại ngay từ vòng bảng của 2 kỳ World Cup liên tiếp.

Các sân bóng ở Qatar trải qua những cơn “địa chấn” mang tên Ả-rập Xê-út, Nhật Bản hay Hàn Quốc, khi những đại diện của bóng đá châu Á vốn bị đánh giá là “cửa dưới” giành chiến thắng ngoạn mục trước những “ông lớn” như Argentina, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… để tạo nên kỳ World Cup thành công nhất của châu lục này.

Argentina thất bại trước Ả-rập Xê-út ngay trong trận ra quân. (Ảnh: Internet)
Các đội bóng Châu Á làm nên cơn địa chấn tại vòng bảng World Cup 2022. (Ảnh: Internet)
Nhật Bản hạ gục Đức và Tây Ban Nha để vào vòng knock-out với ngôi đầu bảng. (Ảnh: Internet)
ĐT Hàn Quốc gây bất ngờ khi đánh bại Bồ Đào Nha. (Ảnh: Internet)

Argentina và Pháp tạo ra cuộc rượt đuổi tỷ số ngoạn mục nhất trong lịch sử các trận chung kết World Cup. Lionel Messi và Kylian Mbappe tạo nên những màn trình diễn hiếm có trong lịch sử giải đấu để cùng thiết lập nhiều kỷ lục cho hai đội tuyển quốc gia mà họ đang khoác áo.

Lionel Messi vô địch World Cup 2022 cùng đội tuyển Argentina là đoạn kết hoàn hảo cho VCK. Siêu sao hay nhất của bóng đá thế giới đương đại cuối cùng cũng hoàn thành giấc mơ lớn nhất sự nghiệp. Leo chinh phục World Cup 2022 bằng một màn trình diễn ấn tượng, với kỷ lục những bàn thắng và các pha kiến tạo khó tin. Anh hoàn tất bộ sưu tập danh hiệu của mình sau khi đã giành được toàn bộ các giải thưởng như Quả bóng Vảng thế giới, UEFA Champions League, La Liga, Ligue 1, Copa America và HCV Olympic. FIFA khẳng định – Lionel Messi là GOAT – Cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại.