Trong Chiến lược phát triển các ngành Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ kí ban hành năm 2016, một nội dung quan trọng để hình thành được một ngành công nghiệp là những thành tố tham gia nó phải sản sinh ra giá trị kinh tế, nói nôm na là phải kiếm ra tiền. Muốn thế, chúng ta buộc phải hình thành thị trường văn hóa với những người thụ hưởng (người mua) và người cung cấp (người bán).

Ở ta từ trước đến nay, 2 nhóm đối tượng đó đã có sẵn, nhưng quan hệ giữa họ không phải là mối quan hệ sản sinh ra lợi nhuận mà chủ yếu là các giá trị tinh thần. Nhưng trong công nghiệp văn hóa điều đó buộc phải thay đổi. Muốn thay đổi, hình thành quan hệ mua bán trong công nghiệp văn hóa thì lại cần bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền bản quyền. Để hình thành CNVH cũng như thực thi các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, chúng ta không chỉ cần phải sửa luật mà còn phải nỗ lực thực thi các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế cũng như chia sẻ của các nghệ sỹ, Việt Nam đang là một trong những khu vực mà tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra tràn lan. Góp phần thay đổi điều đó, UNESCO đã tài trợ cho một dự án Nỗ lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở VN. Phóng viên VOV2 đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Thị Thu Hà, đại diện nhóm nghiên cứu về câu chuyện này.

Nghe nội dung cuộc trao đổi tại đây: