SEA Games 32 là sự kiện thể thao lịch sử sau 64 năm chờ đợi của người dân Campuchia. Khẩu hiệu (slogan) "Sports - Live in peace" (Thể thao - Sống trong hòa bình) là khẩu hiệu được nước chủ nhà lựa chọn cho kỳ đại hội lần đầu tổ chức, nhằm chuyển tải thông điệp thể thao sống trong hòa bình.

SEA Games 32 có 37 môn thi và 581 nội dung với hơn 12.000 vận động viên của 11 quốc gia tham dự đại hội.

Lễ khai mạc SEA Games 32 đã để lại nhiều ấn tượng. Buổi lễ được tổ chức tại sân vận động Morodok Techo ở thủ đô Phnom Penh, lúc 18h ngày 5/5. Chủ nhà Campuchia đã đầu tư hơn 160 triệu USD để xây dựng sân vận động Morodok Techo.

Võ sĩ taekwondo Seavmey bay lên không trung châm đuốc cho đài lửa SEA Games 32. Ngọn đuốc được lấy từ một ngọn lửa tại đền Angkor Wat.
Đoàn Việt Nam diễu hành vào sân.
Bài hát chính thức của SEA Games 32 mang tên "Cambodian Pride" vang lên tại Morodok Techo.

Kun Khmer là môn thi đấu độc và lạ, chưa từng có tại các kỳ đại hội được chủ nhà Campuchia cho ra mắt theo quy định được phép của nước chủ nhà SEA Games 32. Vậy Kun Khmer là gì? Và vì sao Kun Khmer lại gây tranh cãi trước thềm SEA Games 32?

Tiếp nữa, môn Cờ ốc là một trong những môn thể thao được tranh tài Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 ở Campuchia. Tên tiếng Anh của Cờ ốc là Snail chess, tên chính thức trong tiếng Camphuchia là Ouk Chaktrang. Cờ ốc là một trò chơi trí tuệ phổ biến ở Campuchia hàng trăm năm nay.

Cờ Ouk Chaktrang, nghĩa là cờ ốc, chính là thế mạnh của Campuchia.

Môn võ cổ truyền của Campuchia, Kun Bokator, được cho là ra đời, hình thành và phát triển trong cả nghìn năm qua. Kun Bokator chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới vào năm 2022. Và tại SEA Games 32, Campuchia đưa Kun Bokator vào chương trình thi đấu chính thức.

Là 1 trong 4 môn thi đấu lần đầu xuất hiện, Jet Ski sẽ tạo ra những màn ganh đua quyết liệt dành cho những VĐV và người hâm mộ đam mê tốc độ tại SEA Games 32. Jet Ski có 2 nội dung thi đấu là runabout (ngồi thi đấu) và stand-up (đứng thi đấu). Các hình thức tranh tài của môn thể thao này là đua vòng tròn khép kín, đua tốc độ ngoài khơi, đua sức bền hoặc đua tự do. Là 1 trong 4 môn thi đấu lần đầu xuất hiện, Jet Ski đã tạo ra những màn ganh đua quyết liệt dành cho những VĐV và người hâm mộ đam mê tốc độ tại SEA Games 32.

Nguồn: Vietnamplus

Ở nội dung 5.000m nữ trong môn điền kinh, nữ VĐV Bou Samnang là người về đích cuối cùng, bị các đối thủ bỏ rất xa. Dù biết chắc chắn mình không được xếp hạng huy chương, nhưng Bou Samnang vẫn kiên trì hoàn tất nội dung chạy, quyết không bỏ cuộc. Hình ảnh nữ VĐV vừa chạy vừa khóc trong cơn mưa đã gây sốt mạng xã hội, lay động trái tim hàng triệu người yêu thể thao.

Bou Samnang sinh ra ở Phnom Penh, có mẹ làm nội trợ, bố cô đã mất trong một vụ tai nạn cách đây vài năm. Trước khi tranh tài ở SEA Games 32, Bou Samnang được chẩn đoán bị thiếu máu hoặc thiếu tế bào hồng cầu.

Chủ nhà Campuchia điểm lại những sự kiện đáng nhớ ở Đại hội, công bố danh sách các VĐV tiêu biểu và trao quyền đăng cai Đại hội tiếp theo cho Thái Lan.

Loạt pháo hoa mở đầu lễ bế mạc SEA Games 32 trên sân Morodok Techo ở ngoại ô Phnom Penh, Campuchia tối 17/5/2023. 
Lễ bế mạc SEA Games 32 diễn ra trang trọng, đặc sắc.
Nghi thức chuyển giao cờ Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á cho Thái Lan, nước chủ nhà của SEA Games 33.
Linh vật SEA Games bay lên trời.
Rất đông CĐV Campuchia đã đến sân Morodok Techo để theo dõi lễ bế mạc SEA Games 32. 
HCV bóng rổ 3x3', đây cũng là tấm HCV đầu tiên của bóng rổ 3x3 Việt Nam ở đấu trường SEA Games.
HCV bóng bàn nội dung đôi nam, nữ. VĐV Trần Mai Ngọc và Đinh Anh Hoàng xuất sắc giành tấm HCV nội dung đôi nam nữ bóng bàn SEA Games 32, sau 26 năm.
HCV cầu mây sau 20 năm chờ đợi: Nhóm VĐV nữ: Nguyễn Thị Yến, Trần Thị Ngọc Yến và Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã thi đấu xuất sắc để mang về tấm HCV lịch sử cho cầu mây Việt Nam.
Bóng đá nữ lần thứ 4 liên tiếp đăng quang tại SEA Games. Với chiến thắng 2-0 trước Myanmar trong trận chung kết đêm 15/5, tuyển nữ Việt Nam đã đoạt HCV bóng đá nữ và lập kỷ lục 4 lần liên tiếp vô địch SEA Games.
Tuyển lặn Việt Nam khẳng định vị thế số 1 khu vực khi giành đến 14 HCV và là đội đem về nhiều HCV nhất cho đoàn Việt Nam.
Aerobic Việt Nam thâu tóm cả 5 HCV SEA Games 32.
Kết thúc SEA Games 32, đoàn thể thao Việt Nam giành ngôi số 1 với 136 HCV, 105 HCB, 114 HCĐ. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam đứng hạng nhất SEA Games khi không phải nước chủ nhà. Đáng chú ý trong tổng số 136 HCV của Việt Nam, có 48 HCV thuộc các nội dung Olympic Paris. (Nguồn ảnh: Vietnamplus)

HLV Mai Đức Chung là HLV bóng đá duy nhất ở Đông Nam Á giành HCV 4 kỳ đại hội liên tiếp. Từ năm 2017 đến nay, ông cũng giúp lịch sử bóng đá nữ Việt Nam thành công nhất ở SEA Games với 6 trên tổng số 8 HCV. Ông Mai Đức Chung là HLV lớn tuổi nhất (72 tuổi) ở bóng đá SEA Games 32. Khó có HLV nào ở cả môn bóng đá nam và nữ có thể sánh với ông Chung về bề dày kinh nghiệm.

Chiều 12/5, Nguyễn Thị Oanh đã đi vào lịch sử Thể thao Việt Nam khi cô về nhất nội dung 10.000m nữ, trở thành vận động viên điền kinh đầu tiên giành được 4 Huy chương Vàng cá nhân tại một kỳ SEA Games.

Golfer Lê Khánh Hưng 15 tuổi, trở thành vận động viên golf đầu tiên của Việt Nam có được huy chương Vàng SEA Games, đồng thời là vận động viên trẻ tuổi nhất đoàn Việt Nam giành huy chương Vàng tại SEA Games 32.

VĐV 14 tuổi Nguyễn Thúy Hiền giành huy chương Đồng cho bơi lội Việt Nam ngay lần đầu dự SEA Games.

Đã có 16 kỷ lục SEA Games được lập bởi các VĐV Việt Nam. Trong đó, môn lặn đóng góp đến 10 kỷ lục, kế đến là cử tạ với bốn kỷ lục và hai kỷ lục môn bơi.

“Hoàng tử ếch” Phạm Thanh Bảo hai lần phá kỷ lục SEA Games 32

Kình ngư Phạm Thanh Bảo khiến đường đua xanh dậy sóng khi phá vỡ kỷ lục 200m ếch nam tại SEA Games 32. Anh chạm đích đầu tiên với thành tích 2 phút 11 giây 45. Chiến thắng ngoạn mục này giúp VĐV người Bến Tre trở thành VĐV nam đầu tiên giành HCV 200m ếch cho Đoàn Thể thao Việt Nam trên đấu trường SEA Games. Trước đó, anh đã giành HCV 100m ếch, đồng thời phá kỷ lục SEA Games với thành tích 1 phút 0 giây 97.

Xúc động 'Hoàng tử ếch' Phạm Thanh Bảo tặng kỷ lục cho bà nội mới mất.

Đô cử trẻ Nguyễn Quốc Toàn giành HCV hạng 89 kg

Lập kỷ lục SEA Games cử giật, cử đẩy, tổng cử, ở hạng cân 89 kg nam, Nguyễn Quốc Toàn hoàn thành phần thi cử giật với mức tạ 155 kg, thành tích giúp anh phá kỷ lục SEA Games (kỷ lục cũ 150 kg). VĐV sinh năm 2002 tiếp tục thể hiện xuất sắc ở phần cử đẩy, chinh phục mức tạ 190 kg. Anh giành HCV SEA Games 32 với mức tổng cử 345 kg, kỷ lục mới của đại hội. Đô cử này cũng phá sâu 3 kỷ lục SEA Games.

Nguyễn Quốc Toàn phá liền 3 kỷ lục SEA Games, nâng cả Đông Nam Á trên vai.

Bóng đá U22 không bo v đưc HCV

U22 Việt Nam không thể hoàn thành nhiệm vụ, bảo vệ tấm HCV SEA Games sau 2 lần vô địch liên tiếp. Thất bại này là bài học cho chính các cầu thủ trẻ cũng như HLV Philippe Troussier.

Đin kinh không hoàn thành mc tiêu

Tuyển điền kinh Việt Nam khép lại SEA Games 32 với 12 HCV, 20 HCB và 8 HCĐ, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là giành 14-18 HCV. Sau 3 kỳ SEA Games liên tiếp nhất toàn đoàn, Việt Nam đã để Thái Lan đòi lại ngôi đầu bộ môn "nữ hoàng".

Tuyển bơi Việt Nam vẫn đứng thứ 2 trên bảng tổng sắp với 7 HCV, không thể giữ được thành tích 11 HCV như kỳ đại hội trên sân nhà vào năm ngoái.

Các kình ngư nam vẫn giữ trọng trách giành HCV trong khi đội nữ có được 2 tấm HCĐ của kình ngư trẻ Nguyễn Thúy Hiền và Võ Thị Mỹ Tiên. Nguyễn Huy Hoàng, Trần Hưng Nguyên và Phạm Thanh Bảo đều giành 2 HCV cá nhân, Thanh Bảo còn phá kỷ lục 2 cự ly bơi ếch, bên cạnh tấm HCV tiếp sức 4x200m tự do nam (Kim Sơn, Huy Hoàng, Quý Phước, Hưng Nguyên).

Trái lại với những khoảnh khắc vàng là hình ảnh “xấu xí” trong trận chung kết bóng đá nam giữa U22 Thái Lan và U22 Indonesia với màn ẩu đả giữa cầu thủ và thành viên BHL hai đội với 7 thẻ đỏ, 12 thẻ vàng cho cả hai đội. Đây cũng là kỷ lục về số thẻ trong một trận chung kết môn bóng đá nam kể từ khi tổ chức đại hội thể thao khu vực có tên là SEA Games.