Điểm nhấn của lễ khai mạc chính là "bữa tiệc" âm thanh, ánh sáng rực rỡ, không phụ sự chờ đợi của công chúng.

"Hãy đến đây với chúng tôi, chúng ta sẽ cùng nhau tỏa sáng và thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết, thái độ cầu thị và yêu chuộng hòa bình, giữ vững ổn định chính trị trong khu vực Đông Nam Á" là thông điệp mà Lễ khai mạc SEA Games 31 muốn nhấn mạnh thông qua chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Chương trình không chỉ giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam mà còn thể hiện một tâm thế chủ động hội nhập và sáng tạo, chung tay đóng góp “Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn”.

Quốc kỳ Việt Nam tung bay tại lễ khai mạc SEA Games 31
Tiết mục Chung một dòng chảy Đông Nam Á
Các VĐV Việt Nam rước cờ ASEAN và cờ SEA Games
Màn diễu hành ấn tượng của các đoàn thể thao tham dự SEA Games 31
Đại diện cho đội ngũ trọng tài, bà Phan Thị Ngọc Linh cũng đã tuyên thệ sẽ điều hành các trận đấu trên tinh thần trung thực, công bằng và chính xác
Ngọn đuốc SEA Games 31 cháy sáng tại sân Mỹ Đình

Kết thúc SEA Games 31, điền kinh Việt Nam tiếp tục giữ được ngôi vị số 1 với thành tích 22 HCV, 15 HCB và 8 HCĐ. Kết quả này bỏ xa thành tích 12 HCV của đoàn xếp tiếp theo là Thái Lan.

Tại SEA Games 31, những VĐV chủ lực của điền kinh Việt Nam như Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Huyền, Quách Thị Lan, Nguyễn Văn Lai, Nguyễn Thị Thanh Phúc… vẫn cho thấy sự bền bỉ và tài năng của mình khi đăng quang ở những nội dung sở trường.

Nguyễn Thị Oanh tiếp tục minh chứng sự tiến bộ về thành tích và nỗ lực đáng kinh ngạc khi chỉ trong 32 tiếng đồng hồ đã lập hat-trick Vàng ở cả 3 cự ly 1500m, 5000m và 3000m vượt chướng ngại vật, đồng thời phá kỷ lục SEA Games ở nội dung 3000m vượt chướng ngại vật với thông số 9 phút 52 giây 46.

Với những thành tích ấn tượng ở môn điền kinh SEA Games 31, Nguyễn Thị Oanh đã được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao HCV trong lễ trao giải. Nguyễn Thị Oanh đã được BTC xét chọn là VĐV xuất sắc nhất SEA Games 31

Bên cạnh những tấm HCV ở các nội dung vốn được xem là thế mạnh, bất ngờ lớn nhất chính là tấm HCV của Nguyễn Linh Na ở nội dung 7 môn phối hợp nữ - một trong số các nội dung khắc nghiệt nhất của môn điền kinh. Đây cũng là tấm HCV SEA Games sau 17 năm chờ đợi của điền kinh Việt Nam.

Nguyễn Linh Na ùa lên khán đài, ôm mẹ khóc nức nở sau khi giành HCV SEA Games 31

Một tấm HCV cũng gây bất ngờ không kém đó là HCV của VĐV Lò Thị Hoàng ở nội dung ném lao nữ. Cú ném 56m37 đã xô đổ kỷ lục cũ 55m97 đã tồn tại suốt 15 năm do Buoban Pamang (Thái Lan) thiết lập từ SEA Games 24 tại Nakhon Ratchasima (Thái Lan). Đây cũng là tấm HCV đầu tiên của ném lao Việt Nam tại một kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á.

Lò Thị Hoàng không cầm nước nước mắt  sau khi mang về chiếc HCV lịch sử cho ném lao Việt Nam tại SEA Games 31

Chung vui với Nguyễn Linh Na, Lò Thị Hoàng còn có Nguyễn Hoài Văn ở nội dung ném lao nam, Hoàng Nguyên Thanh với tấm HCV marathon nam đầu tiên trong lịch sử…

Bất ngờ bị chấn thương khi đang thi đấu tại SEA Games 31, Đinh Thị Bích (839) không thể bảo vệ thành công HCV
ở nội dung 800m
Chân chạy 36 tuổi Nguyễn Văn Lai đang chứng minh cho câu nói “tuổi tác chỉ là con số” khi xuất sắc giành HCV
ở nội dung sở trường 5000m
VĐV Lê Tiến Long giành HCV ở nội dung 3000m vượt chướng ngại vật

Trong ngày thi đấu cuối cùng của điền kinh tại SEA Games 31, Hoàng Nguyên Thanh đã gây chấn động khi cán đích đầu tiên, giành HCV nội dung marathon (42,195km) với thời gian 2 giờ 25 phút 07 giây 84.

Hoàng Nguyên Thanh đã trở thành VĐV đầu tiên mang về HCV marathon lịch sử cho thể thao Việt Nam
Nếu bóng đá được coi là môn thể thao "vua" thì điền kinh chính là môn thể thao "nữ hoàng" tại những kỳ thế vận hội.
Đó là nhờ sự đa dạng các nội dung thi đấu như đi bộ, chạy cự ly, nhảy cao, nhảy xa... 

Không có được vị trí số 1 tại SEA Games 31 như điền kinh, nhưng tuyển bơi Việt Nam cũng đã mang về 11 HCV, 11 HCB và 3 HCĐ.

Nguyễn Huy Hoàng trở thành trụ cột toàn đội khi giành 4 HCV các nội dung cá nhân (400m tự do, 800m tự do, 1.500m tự do, 200m bướm). Đáng chú ý là sau thành công ở cự ly 800m quen thuộc, Huy Hoàng gây bất ngờ lớn khi chiến thắng ở nội dung không phải sở trường 200m bơi bướm. Chàng trai sinh năm 2000 về nhất sau 1 phút 58 giây 81.

Giây phút bùng nổ của đội bơi Việt Nam khi phá kỷ lục SEA Games 31
Không chỉ giành thêm HCV cho Việt Nam, cho cá nhân mình, kình ngư Huy Hoàng còn thành công phá vỡ kỷ lục SEA Game
của chính mình

Bên cạnh Huy Hoàng thì Trần Hưng Nguyên và Phạm Thanh Bảo cũng có những đóng góp đáng kể.

Phạm Thanh Bảo giành tấm huy chương Vàng bơi ếch thứ 2 tại SEA Games 31
VĐV Hưng Nguyên tạo nên kỷ lục mới tại SEA Games với thành tích 4 phút 18 giây 10. Khoảnh khắc bùng nổ của Hưng Nguyên,
anh ăn mừng trong tiếng hò reo không ngớt của khán giả

Đội tuyển Vật Việt Nam đã hoàn thành chỉ tiêu và trở thành “mỏ vàng” tại SEA Games 31. Tổng kết sau 3 ngày thi đấu, đội tuyển đã đóng góp tới 17 huy chương Vàng trong tổng số 18 nội dung thi đấu.

Hai chị em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Nguyễn Thị Mỹ Trang cùng giành HCV các hạng cân 62kg và 57kg để khởi đầu cho ngày tranh tài thành công của những nữ đô vật Việt Nam tại kỳ Đại hội trên sân nhà.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp đến cổ vũ và trao huy chương cho các vận động viên môn đấu vật
tại nhà thi đấu Gia Lâm.
Vật tiếp tục có HCV khi Nguyễn Xuân Định giành HCV hạng cân 65kg.
Bùi Mạnh Hùng vật cổ điển hạng 67kg thắng VĐV Philippines 8-0, giành HCV.
Lý Thị Kiều thắng 10-0 hạng 53kg trước VĐV Philippines để giành HCV.
Sau những phút đầu chống trả ngoan cường, đô vật người Philippines cuối cùng đã khuất phục trước sức mạnh của
Cấn Tất Dự. Tỉ số chung cuộc là 2-0 nghiêng về đô vật Việt Nam.
Tiếp nối thành công của các đồng nghiệp, Trần Văn Trường Vũ (áo xanh) ra sân tranh HCV ở hạng cân 86kg.
Đây cũng là tấm HCV thứ 17 trong tổng số 18 nội dung thi đấu của các đô vật Việt Nam.

Tối 22/5, sau tiếng còi mãn cuộc, U23 Việt Nam đã bảo vệ thành công tấm huy chương Vàng môn bóng đá nam SEA Games 31. Đây là lần thứ 2 liên tiếp "Những chiến binh Sao vàng" đứng trên đỉnh đấu trường bóng đá khu vực.

Những hình ảnh ấn tượng nhất của đội tuyển bóng đá nam U23 Việt Nam - U23 Thái Lan:

Ngay ở những phút đầu trận, các học trò của HLV Park Hang-seo đã tràn lên chiếm lĩnh thế trận. Tuy nhiên, các cầu thủ
U23 Thái Lan đã tỏ ra mình là một đối thủ vô cùng khó chơi khi hóa giải rất tốt những đường lên bóng của U23 Việt Nam
Nhâm Mạnh Dũng lại được Tuấn Tài trao cơ hội từ quả tạt bên cánh trái phút 83. Lần này, tiền đạo 22 tuổi không bỏ lỡ.
Anh bật cao hơn tất thảy, đánh đầu vào góc cao. Bóng đập xà dưới, đi vào khung thành bất chấp nỗ lực rướn người
của thủ thành Kawin
Màn ăn mừng của các cầu thủ Việt Nam
Bàn thắng của Nhâm Mạnh Dũng khiến triệu trái tim người hâm mộ ĐT U23 Việt Nam vỡ òa trong hạnh phúc
Cổ động viên, các vận động viên Việt Nam vỗ tay hò reo chiến thắng

Không chỉ bóng đá nam, hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam còn vỡ òa hạnh phúc khi chứng kiến đội tuyển nữ Việt Nam vượt qua Thái Lan đầy kịch tính, bảo vệ thành công tấm HCV SEA Games.

Huỳnh Như góp công lớn giúp Việt Nam vô địch SEA Games 31, khi cô ghi bàn duy nhất ở cả bán kết lẫn chung kết
trên sân Cẩm Phả
Trung vệ Chương Thị Kiều luôn vững vàng ở hàng phòng ngự 
Tuyết Dung xứng đáng là "nhạc trưởng" ở khu trung tuyến của tuyển nữ Việt Nam
Tuyển nữ Việt Nam với cờ đỏ sao vàng rực rỡ, ăn mừng khi thắng tuyển nữ Thái Lan trong trận chung kết bóng đá nữ
SEA Games 31 tối 21/5 trên sân Cẩm Phả
Sân Cẩm Phả “cháy rực” mừng tuyển nữ Việt Nam vô địch

Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc. 12 tỉnh thành được chọn đăng cai SEA Games 31 cũng là 12 tỉnh thành đã "chiêu đãi" ngày hội thể thao khu vực một bữa đại tiệc của sự sôi động, hiếu khách và tình bằng hữu.

Hàng vạn khán giả đã "nhuộm đỏ" các khán đài sân Cẩm Phả, cổ vũ nồng nhiệt cho tuyển nữ Việt Nam trong trận bán kết SEA Games 31 gặp Myanmar
Những cổ động viên Việt Nam đã "nhuộm đỏ" sân Thiên Trường bằng cờ, hoa và pháo sáng trước thềm trận đấu bán kết
đội tuyển U23 Thái Lan - Indonesia
CĐV nước ngoài hào hứng cổ vũ SEA Games 31
Một cổ động viên bóng đá nhiệt thành khác không kém là ông Nguyễn Quang Tuấn, 73 tuổi, được mệnh danh là
"Cổ động viên số 1 Việt Nam" hay "Tuấn Trâu Vàng", 20 năm qua chưa bỏ lỡ kì SEA Games nào. Mỗi kì SEA Games hay
bất cứ giải đấu nào, ông đều sáng tạo trang phục và mũ linh vật tương ứng, lên đường đến các sân vận động tiếp lửa
cho đội tuyển VN
Dù trời mưa to nhưng không "ngăn cản" được tình yêu bóng đá của các CĐV nhiệt thành
Không chỉ Hà Nội, CĐV ở các tỉnh cổ vũ cuồng nhiệt cho SEA Games 31.
Bất chấp trời mưa, nhiều người hâm mộ TP.HCM và Hà Nội đổ về các nơi có màn hình lớn cổ cũ Việt Nam đấu Thái Lan
ở trận chung kết SEA Games 31.
Các CĐV mong "thiên thời địa lợi" để đội tuyển U23 chiến thắng.

Efren Reyes, huyền thoại Billard Philippines, tham gia SEA Games 31 với tư cách là vận động viên cao tuổi nhất. Ở tuổi 68, kinh qua rất nhiều giải đấu tầm cỡ thế giới, nhưng ông vẫn choáng ngợp trước tình yêu thể thao của người Việt Nam.

VĐV Felisberto De Deus khi giành huy chương Bạc điền kinh, tấm HC đầu tiên của đoàn Timor Leste. Đứng ở vạch đích chờ gần 10 phút, anh hụt hẫng khi chưa thể cầm trên tay lá cờ nước mình. Lúc này, một nữ tình nguyện viên Việt Nam chạy ra từ khán đài A, đưa lá cờ Timor Leste cho Felisberto để anh quàng vai tự tin sải bước. Hai vận động viên của Việt Nam chạy đến nắm tay Felisberto và cùng nhau ăn mừng. Felisberto khoác lên mình lá cờ Timor Leste, còn cầm trên tay quốc kỳ Việt Nam. Anh muốn lưu giữ tất cả những điều này, muốn trân trọng từng khoảnh khắc tại Mỹ Đình.

SEA Games 31 đánh dấu một kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á thành công trọn vẹn. Bên lề Lễ bế mạc, các phóng viên quốc tế đã đánh giá rất cao công tác tổ chức của nước chủ nhà, tình yêu thể thao cũng như lòng hiếu khách của các cổ động viên Việt Nam.

Phóng viên Megawati, người Indonesia vừa đáp chuyến bay từ sân bay Nội Bài về trung tâm báo chí đã rất phấn khởi khi được tiếp đón cẩn thận. “Khi đến Trung tâm báo chí điều tôi vui nhất là được các anh em đồng nghiệp đón chào, cơ sở vật chất tác nghiệp rất tốt, hơn các kỳ đại hội trước.”

Không những vậy, bức thư cảm ơn của chị Emie O. Lapure, CĐV Philipines và anh Nguyễn Duy Đạt bị thất lạc đồ và được các lực lượng an ninh tìm giúp, hai người đã viết thư gửi tới lực lượng an ninh. Đây là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam "nhặt được của rơi trả người đánh mất" được bạn bè quốc tế ghi nhận.

Bức thư ngắn nhưng chan chứa nhiều tình cảm của CĐV nước ngoài đối với lực lượng an ninh Việt Nam.

Không thể không kể đến sự hỗ trợ nhiệt thành của gần 3.000 tình nguyện viên là sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận. Các em đã tham gia vào công tác tình nguyện, tạo nhịp cầu kết nối, những đại sứ giúp lan tỏa giá trị tốt đẹp, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Đáp lại sự nhiệt tình của các bạn tình nguyện viên, nhiều thành viên trong đoàn thể thao nước ngoài đã hết lời khen ngợi.

Các TNV tham gia công tác hỗ trợ tại địa điểm thi đấu.

Thành công lớn nhất trong Đại hội lần này còn là nhiệm vụ tổ chức về cơ sở vật chất thi đấu, ăn nghỉ cho các đoàn thể thao tham dự của ban tổ chức. Công tác tổ chức SEA Games 31 được các nước đánh giá rất cao, chuyên nghiệp và chu đáo.

Nhật báo "The Star" cũng nhận định Việt Nam đã tổ chức thành công SEA Games 31 và có buổi chia tay nồng nhiệt bạn bè trong khu vực sau các cuộc thi đấu đỉnh cao. Nhật báo uy tín này đưa ra nhận xét khách quan khi cho rằng ở góc độ tổ chức, nước chủ nhà Việt Nam đã tổ chức những màn so tài suôn sẻ và ít gặp vấn đề về trọng tài hay tranh cãi, điều từng xảy ra ở các kỳ SEA Games trước đây.

*Nguồn ảnh, video toàn bài: VOV.VN, VOV2, Internet