Sau khi con đã tự lập

Nhiều người từng trải cho rằng, thời điểm tốt nhất để giao tài sản cho con cái là khi chúng đã trưởng thành và tự lập. Khi các con trưởng thành, có khả năng sống độc lập, tự quản lý tài chính và tài sản của mình.

Lúc này, giao tài sản cho con có thể giúp con phát triển sự nghiệp, giúp kinh tế gia đình vững hơn. Đồng thời, đây cũng là cách khẳng định và tin tưởng vào khả năng tự lập của họ, giúp tăng cường sự gắn kết trong gia đình và cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Tuy nhiên, việc lựa chọn thời điểm này cũng cần xem xét đến hoàn cảnh thực tế của con cái. Nếu con chưa có nghề nghiệp ổn định, tài chính chưa tốt thì việc cha mẹ giao tài sản cho con sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trong trường hợp này, người cao tuổi có thể lựa chọn chuyển nhượng tài sản dần dần hoặc hỗ trợ tài chính nhất định để giúp các con phát triển tốt hơn.

Khi người già vẫn có sức khoẻ tốt

Cha mẹ nên bàn giao tài sản cho các con khi tinh thần còn phấn chấn, thể chất khoẻ mạnh. Người có sức khoẻ tốt thường đưa ra những quyết định sáng suốt và hợp lý hơn, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bởi tuổi càng cao thì người lớn tuổi càng bị suy giảm nhận thức, mất trí nhớ hoặc gặp các vấn đề khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phân chia, bàn giao tài sản của họ.

Thứ hai, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người lớn tuổi chú ý nhiều hơn đến hạnh phúc gia đình và mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái khi có sức khoẻ tốt. Nhưng càng lớn tuổi, người già càng chú trọng đến sự đoàn kết, hoà thuận gia đình.

Về mặt kinh tế, họ mong muốn chu cấp, giúp đỡ con cái. Do đó, giao tài sản cho con có thể đáp ứng nhu cầu tâm lý của người cao tuổi và nâng cao ý thức về bản sắc gia đình, sự hài lòng của họ.

Ngoài ra, nghiên cứu tâm lý cũng cho thấy, người cao tuổi dễ thiết lập và duy trì mối quan hệ cha mẹ - con cái hơn khi họ có sức khoẻ tốt. Người già có thể quan tâm nhiều hơn đến sự tin tưởng và phụ thuộc vào con cái, sẵn sàng giao tài sản cho con để bày tỏ sự ủng hộ, tin tưởng của mình. Đồng thời, hành động này cũng giúp tăng cường kết nối và tương tác giữa các thành viên trong gia đình, thúc đẩy sự hoà thuận và ổn định.

Sau khi con cái đã thực sự học được cách biết ơn

Nghiên cứu tâm lý cho thấy, lòng biết ơn có tác động tích cực đến hạnh phúc và sự hài lòng của con người. Khi con cái thực sự học được lòng biết ơn, con cái sẽ càng trân trọng và quý trọng tài sản của cha mẹ hơn. Các con cần hiểu sâu sắc công lao khó nhọc đằng sau khối tài sản và sự cống hiến của cha mẹ. Và những đứa con cần sẵn sàng dùng tài sản đó để báo đáp và phụng dưỡng cha mẹ.

Vì vậy, khi con cái thực sự học được cách biết ơn, việc giao tài sản sẽ kích thích tinh thần, trách nhiệm và tình yêu thương của trẻ. Từ đó đảm bảo quản lý tài sản hợp lý và hoà thuận trong gia đình.

Khi con cái thực sự học cách biết ơn sẽ quan tâm và duy trì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tốt hơn. Các con sẽ quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu và cảm xúc của cha mẹ, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ cha mẹ.

Ngoài 3 thời điểm được đề cập ở trên, còn có một số yếu tố khác cần xem xét. Trước hết, người lớn tuổi nên quyết định thời điểm tốt nhất theo tình hình tài chính của họ. Chẳng hạn, nếu cha mẹ sở hữu nhiều tài sản và muốn duy trì quyền kiểm soát khi vẫn còn đủ khả năng thì có thể đợi đến khi con cái lớn tuổi. Làm như vậy sẽ đảm bảo cha mẹ giữ được quyền tự chủ, tự do về kinh tế trong những năm tháng cuối đời.

Cuối cùng, các bậc cha mẹ cũng nên xem xét mối quan hệ và sự tin tưởng giữa mình với con cái. Nếu như giữa cha mẹ và con cái có mối quan hệ khăng khít, có tiếng nói chung, sự tin tưởng thì thời gian giao tài sản cho các con có thể sớm hơn. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ không tốt, có mâu thuẫn thì cha mẹ nên lựa chọn phương án giao tài sản cho con sau này để đảm bảo an toàn tài sản và hoà khí gia đình.

Trên cơ sở xem xét toàn diện các yếu tố, người cao tuổi có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất cho bản thân và gia đình. Hãy suy nghĩ thấu đáo cho tương lai và hạnh phúc bản thân, hạnh phúc gia đình.

Nguồn: Theo báo Toutiao