[VOV2] - Mỗi độ thu về, làng cốm Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại rộn ràng tiếng chày và đượm hương cốm mới. Chỉ cần đi tới đầu làng đã thấy hương mùa thu dịu nhẹ.
Cốm được làm từ nhiều loại lúa khác nhau nhưng ngon nhất vẫn là lúa nếp cái hoa vàng trong cả hai mùa lúa chiêm và lúa mùa.
Thông thường, các hộ sản xuất thường chọn vụ mùa khi tiết trời vào thu, từ rằm tháng 7 âm lịch đến hết tháng 9 âm lịch. Lúc này vị cốm ngọt thanh, thơm và ngon hơn.
Những này, đến với làng nghề cốm Hà Nội, đâu đâu cũng rộn ràng tiếng máy xát gạo, tiếng chày giã cốm. ngày
Nghề làm cốm ở Mễ Trì đến nay đã hơn một thế kỷ. 2 thôn (thôn Thượng và thôn Hạ) đều có nhiều hộ gia đình theo nghề làm cốm.
Những ngày này, đến với làng nghề cốm Hà Nội, đâu đâu cũng rộn ràng tiếng máy xát gạo, tiếng chày giã cốm.
Các công đoạn chế biến ra hạt cốm khá cầu kỳ. Có nhiều loại lúa nếp có thể làm cốm như lúa nếp lương phượng, lúa nếp thơm, lúa nếp tan, lúa nếp quýt, lúa nếp cái hoa vàng…
Anh Nguyễn Hữu Sỹ, một người dân làng cho biết: ''Gia đình tôi đã 4 đời gắn bó với nghề làm cốm. Tôi theo nghề với mong muốn giữ lại nghề truyền thống cho con cái sau này''.
''Để cho ra mẻ cốm ngon, khâu quan trọng nhất là khi rang phải đều lửa. Trung bình mỗi ngày xưởng tôi làm được khoảng 250 kg cốm'' - anh Nguyễn Hữu Sỹ chia sẻ.
Rang cốm truyền thống dùng củi gỗ chứ không dùng than. Lúc bắt đầu rang thì phải để to lửa, khi cốm tái thì phải giảm lửa. Mỗi mẻ rang kéo dài hơn 2 tiếng.
Cốm rang xong được xát vỏ rồi mang giã tay ngay lúc cốm còn ấm, không để nguội.
Cốm Hà Nội là thức quà tinh tế của thiên nhiên Tinh hoa ấy được những bàn tay khéo léo lưu lại, dành tặng cho mùa thu Hà Nội một hương sắc rất riêng.