Những mô hình thiết thực

Cách đây hơn chục năm, khi đó nhiều thôn làng ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai - nơi ông Chu Xuân Toàn sinh sống, người dân vì nhận thức kém nên đã bị những kẻ xấu lợi dụng khiến cho lập trường chính trị không vững vàng theo Fulro, vượt biên.

Ông Toàn nhớ lại: “thời điểm đó, nhiều cán bộ lực lượng vũ trang chính quy được cử tới nhưng rất khó khăn bởi không hiểu được tập quán sinh hoạt của người dân. Khi ông được giao nhiệm vụ, ông đã vận động những già làng ở thôn bản đó, trực tiếp giao nhiệm vụ cho họ. Đồng thời ông xây dựng và chỉ đạo các cấp Hội và hội viên vận động người thân và người dân thực hiện mô hình “5 không” (không theo FULRO, không nghe lời kẻ xấu, không tham gia gây rối biểu tình bạo loạn, không tiếp tế cho địch, không vượt biên). Mô hình này đã đạt hiệu quả thiết thực, được nhân ra toàn tỉnh.

Ông chỉ đạo thành lập tổ tự quản an ninh trật tự (ANTT), tổ hòa giải do Cựu chiến binh (CCB) làm nòng cốt; cử hàng trăm lượt hội viên trung kiên tham gia trực, bám làng trọng điểm do Hội phụ trách để giữ vững ANTT tại địa bàn. Nhờ vậy, Hội CCB đã giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở và cơ quan chức năng kịp thời phát hiện ngăn chặn các vụ việc vi phạm pháp luật và các đối tượng có ý đồ vượt biên. Với sáng kiến này, ông đã trực tiếp chỉ đạo 3 thôn làng trọng điểm về an ninh chính trị. Qua đó, ông cảm hóa được 92 đối tượng, vận động 70 hộ, 355 nhân khẩu đang theo Tin lành Đề Ga về theo Tin lành Việt Nam.

Tháng 12/2010, sau khi ổn định hiện tượng gây rối, vượt biên thì cũng là lúc nạn nghiện hút diễn biến phức tạp các làng quê. Sau nhiều đêm mất ngủ ông xây dựng mô hình “Bốn không” (Không vi phạm pháp luật, không gây tai nạn giao thông, không nghiện hút, không nhiễm HIV). Với mô hình này, những cựu chiến binh ở từng thôn bản đã sát xao từng đối tượng trong thôn bản. Nhờ vậy mà 3 làng trọng điểm do ông phụ trách đã đạt hiệu rất cao và được nhân rộng ở nhiều thôn bản khác.

Năm 2016 ông xây dựng mô hình “Tám cộng một". Với mô hình này ông đề ra cứ 8 hội viên cần giúp đỡ 1 hội viên hoàn lương để trở thành công dân tốt. Với mô hình này ông đã giúp đỡ được 45 người hoàn lương, 29 người từ công dân loại B thành công dân loại A. Song song với mô hình “tám cộng một), ông Chu Xuân Toàn tiếp tục xây dựng mô hình “Mười cộng một”. Tức là 10 hộ gia đình khá giúp đỡ 1 hộ nghèo. Nhờ vậy, sau 5 năm triển khai mà số hộ nghèo đã giảm từ 12,9 % xuống còn 0.56%.

Đau đáu xây dựng quê hương thứ 2

Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cũng được cán bộ, hội viên tham gia hưởng ứng tích cực. Đến nay, cán bộ, hội viên đã tham gia đóng góp gần 1 tỷ đồng và hơn 2.000 ngày công sửa chữa, làm mới đường giao thông liên thôn. Hàng năm, các cơ sở Hội và chi hội thường xuyên tổ chức tham quan các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi trong huyện và tỉnh nhằm học tập kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi để giao lưu trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm để phát triển kinh tế các hộ trong chi hội. Ngoài ra, Hội còn huy động các nguồn vốn từ các hội viên có điều kiện kinh tế giúp đỡ cho gia đình những hội viên có điều kiện kinh tế khó khăn với lãi suất thấp hoặc không tính lãi. Đến nay, số tiền trong quỹ hội đã huy động được lên tới 1.920.000.000 đồng với 3.200 cây giống các loại.

Đến nay, toàn bộ Hội cựu chiến binh huyện Chư pứh đã xóa bỏ được 47 nhà dột nát, việc làm đó đã giúp cho nhiều cựu chiến binh có được ngôi nhà mới để họ có thể yên tâm lao động sản xuất,

Ông Toàn còn cho biết “Khi đời sống và nhận thức của người dân nâng cao. Người dân không đi theo các tà đạo, vượt biên trái phép thì gần đây, tại nhiều làng xuất hiện những đối tượng lạ mặt lợi dụng đêm tối vào trộm cắp trong dân khiến người dân bất an. Chính vì vậy, đến năm 2019 tôi đã tiếp tục mô hình “ ánh sáng và tiếng kẻng an ninh”, sau nâng lên thành “ánh sáng camera và tiếng kẻng an ninh”. Mô hình “Ánh sáng và tiếng kẻng an ninh” được triển khai tại thôn Tao Lẵh, xã Ia Ròng từ năm 2019 với 14 hội viên Hội CCB thôn Tao Lẵh, tổ tự quản và lực lượng nòng cốt cùng toàn thể nhân dân tham gia. Trong thôn, tại 3 vị trí trọng điểm đều được trang bị kẻng. Việc đánh kẻng cũng được quy ước cụ thể trong từng trường hợp để khi có việc cần có thể nhanh chóng huy động sự trợ giúp của dân làng. Bên cạnh đó, người dân còn được tuyên truyền, vận động lắp điện thắp sáng trước cổng nhà.

Nhờ vậy, việc đi lại của người dân vào ban đêm được thuận lợi và có thể phát hiện nhanh chóng kẻ gian, người lạ xâm nhập vào thôn. “Cây trồng, đồ dùng gia đình trước kia mất liên tục, nhưng mấy năm nay nhờ có ánh sáng an ninh mà không mất trộm nữa, nên người dân phát triển kinh tế. Giao thông, đua xe, ăn cắp ăn trộm… hiện nay nhờ có tiếng kẻng này mà đã không còn những cái xấu đó, bà con rất yên tâm”. Ông Toàn chia sẻ: “ánh sáng để ta phân biệt kẻ gian và người ngay. Chính những việc đó đã giúp cho người dân chấp hành tốt pháp luật, để khi có có ý định giữa lằn ranh tốt và xấu thì bước chân họ sẽ chùn lại”.

Ông Chu Xuân Toàn cho biết “Tôi vốn sinh ra và lớn lên ở Bắc Giang. Năm 1977 tôi nhập ngũ, rồi duyên phận đã đưa tôi vào sinh sống ở vùng đất Gia Lai này. Ở đây, tôi có gia đình, các con tôi đã trưởng thành ở mảnh đất này. Vậy nên, đây chính là quê hương thứ 2 của tôi. Tôi nguyện cùng với những đồng đội của tôi làm mọi việc để xây dựng vùng đất mà tôi đang sống ngày càng thêm xinh đẹp”.

Đại diện Hội cựu chiến binh tỉnh Gia Lai cho biết: Trong thời gian với cương vị là Chủ tịch hội CCB huyện ông Toàn đã xây dựng nhiều mô hình có hiệu quả. Vận động hội viên đóng góp hơn 10.000 m2 đất, trực tiếp chỉ đạo xáo bỏ 3 thôn làng trọng điểm về an ninh chính trị. Bản thân ông Toàn từng được tham dự báo cáo điển hình tiên tiến của Trung ương hội CCB Việt Nam; Bộ công an 5 lần tặng bằng khen; Tham gia đại hội thi đua yêu nước do Hội CCB Việt Nam tổ chức năm 2019; Ngoài ra ông còn nhận được 32 bằng khen của các cấp như Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, của Bộ công an, Hội CCB Việt Nam, Tòa án tối cao, Ban thường vụ tỉnh ủy và nhiều kỷ niệm chương.

Nguồn: baophapluat.vn