Về tài sản, bị chìm, trôi dạt, mắc cạn, mất tích 38 phương tiện trên địa bàn ven biển tỉnh Quảng Ninh (chìm 18, trôi dạt 17, mắc cạn 1, mất liên lạc 2); hư hỏng, tốc mái 744 nhà (Quảng Ninh 300, Bắc Giang 89, Lạng Sơn 158, Vĩnh Phúc 4, Yên Bái 49, Hải Phòng 1, Hòa Bình 57, Thái Bình 15, Hà Nam 9, Thanh Hóa 62); hư hỏng 2 trường học (Vĩnh Phúc 1, Thái Bình 1); hư hại 9.028 ha lúa, hoa màu (Yên Bái 81, Hòa Bình 47, Thái Bình 500, Hà Nam 6.300, Hải Dương 500, Hà Nội 1.600); hư hỏng 16 hệ thống truyền thanh (Thái Bình); gãy đổ 5.702 cây (Bắc Giang 80, Vĩnh Phúc 202, Hải Phòng 20, Quảng Ninh 100, Nam Định 300, Hà Nam 200, Hưng Yên 1.000, Hà Nội 2.800); đổ, gãy 40 cột điện (Bắc Giang 06, Hải Phòng 18, Quảng Ninh 01, Nam Định 06, Hưng Yên 09); hư hỏng 27 trạm biến áp (Vĩnh Phúc 09, Thái Bình 18); hư hỏng 03 lồng cá (Hòa Bình).
Để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra, Cục Cứu hộ Cứu nạn dãddiều động 17.367 người (4.730 Bộ đội và 12.637 dân quân tự vệ) và 243 phương tiện các loại thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.
Trong đó, tổ chức di dời 38.047 hộ/141.843 người đến nơi an toàn, cứu được 47 người. Tìm kiếm được 4 thi thể bàn giao cho địa phương.
Các đơn vị trong toàn quân duy trì nghiêm chế độ ứng trực ở các cấp; chủ động theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của bão số 3, mưa lũ sau bão; triển khai các biện pháp phòng, chống, khắc phục đảm bảo an toàn doanh trại, kho tàng, các công trình đang thi công; chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xảy ra, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và phương tiện, trang thiết bị khi thực hiện nhiệm vụ.
Văn Ngân/VOV.VN