Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, sau khi ly hôn, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Trong trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Luật sư Nguyễn Thị Phương Anh, Cty Luật TNHH A & H, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội nhấn mạnh, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong cả trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên thì cha, mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Mời quý vị nghe luật sư Nguyễn Thị Phương Anh trao đổi về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi cha, mẹ ly hôn tại đây: