An ninh nguồn nước là thách thức phi truyền thống lớn

Nước gắn liền với sự sống, là tài nguyên thiết yếu nhưng trong số đó chỉ có 3% lượng nước trên thế giới là nước ngọt 97% là nước mặn: 2/3 lượng nước ngọt tồn tại dưới dạng sông băng và mũ băng ở các cực, phần còn lại chủ yếu là ở dạng nước ngầm và một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và không khi.

Trên thế giới, khoảng 1/3 số quốc gia đang bị thiếu nước, dự báo đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Ở một số quốc gia, lượng nước bình quân trên đầu người đang giảm đáng kể.

'Mối quan tâm về nước không phải là vấn đề của riêng quốc gia nào mà là vấn đề có tính toàn cầu, trở thành vấn đề an ninh nguồn nước, một trong những thách thức an ninh phi truyền thống lớn mà nhân loại phải đối mặt hiện nay và là chủ đề tại nhiều diễn đàn lớn trên thế giới' - ông Nguyễn Đức Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu.

Việt Nam có thế mạnh là quốc qua biển, có 3.450 con sông, suối lớn nhỏ, với chiều dài từ 10 km trở lên. Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830 tỷ mét khối, nhưng 63% nguồn nước mặt tạo ra bởi các lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ. Trong đó, hai con sông lớn là sông Cửu Long với 90% và sông Hồng với trên 50% lưu vực nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào lưu vực các con sông bắt nguồn từ nước ngoài.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, để đảm bảo an ninh nguồn nước cho trên 100 triệu dân và đáp ứng cho nền kinh tế đang phát triển, Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ ra 6 thách thức lớn:

-Thiếu nước do lượng phân bố không đều theo không gian và thời gian; hệ thống trữ nước, điều tiết, phân phối nước phát huy hiệu quả chưa cao và nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng. Thiếu nước xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể theo thống kê, bình quân trong vòng 50 năm qua, như cầu nước đã tăng gấp 3 lần. Tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước, có nơi lượng mưa nhiều, lượng nước dồi dào nhưng cũng có nhiều khu vực vẫn có tình trạng thiếu nước cục bộ.

-Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hiện tượng thời tiết cực đoan làm gia tăng các loại hình thiên tại như bão, lũ, mưa lớn, hạn hán, xâm mặn đe dọa nguồn nước ngọt của các sông, nước dưới đất.

-Ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt ngày càng gia tăng, có nơi đến mức báo động. Ô nhiễm nguồn nước còn xuất phát từ vấn đề xám mặn, hạn hán kéo dài dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn vào sâu hơn, anh hưởng đến nhiễm mặn các dòng sông đặt ra vấn đề chống xâm mặn ở những nơi chưa từng xảy. Điều này dẫn đến tình trạng có nước nhưng không sử dụng được hoặc sẽ phải tăng chi phí để xử lý nước.

-Nguồn nước phụ thuộc lớn vào nguồn nước sông quốc tế ảnh hưởng lớn đến tinh chủ động trong tích trữ, điều tiết nước cho các ngành kinh tế.

-Khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn với chi phí hợp lý cho sản xuất, sinh hoạt còn chưa cao, đặc biệt ở địa bàn có điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Theo Ngân hàng Thế giới, giá trị sử dụng nước của Việt Nam rất thấp, chỉ tạo ra 2,37 USD/m3 nước, bằng khoảng 1/10 so với mức trung bình toàn cầu là 19.42 USD. Tỷ lệ thất thoát nước trong cấp nước sinh hoạt đô thị, nông thôn còn cao (20-25%, trong thủy lợi khoảng 30%.

Tiếng nói của khoa học và chính trị

Hội thảo chủ đề “An ninh và mất an ninh nguồn nước: tái thiết sự chung sống hoà bình với khoa học’ là sự kiện ngoại giao khoa học quan trọng quy tụ 60 nhà khoa học đến từ 18 quốc gia, được tổ chức bởi Liên minh nghị viện thế giới (IPU), Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam (Rencontres du Vietnam, Pháp) và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE).

Hội thảo tập hợp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nghị sĩ trẻ từ Việt Nam, châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi và các vùng khác trên thế giới để chia sẻ kiến thức, trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận về các vấn đề liên quan đến an ninh và mất an ninh nguồn nước. Đây là một vấn đề quốc tế rất quan trọng và cần những giải pháp hoà bình dựa trên nền tảng khoa học để cùng giải quyết.

Mặc dù mỗi quốc gia có cách tiếp cận riêng về an ninh nguồn nước nhưng đều thống nhất là khái niệm này gồm 4 thành tổ chính: 1- Các hệ sinh thái nước ngọt, nước biến và các hệ sinh thái liên quan được bảo vệ và củng cố; 2- Đảm bảo nhu cầu nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, bảo đảm cho phát triển bền vững và ổn định chính trị; 3- Mọi người dân đều được tiếp cận đầy đủ nguồn nước sạch với chi phí hợp lý. 4- Các đối tượng dễ bị tổn thương được bảo về trước rủi ro từ những thảm họa liên quan đến nước

Bên cạnh đó, còn các vấn đề như mâu thuẫn trong sử dụng nước trên cùng lưu vực sông, trong chuyển nước, điều tiết nước cho các mục đích khác nhau; vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn sinh thủy cho các lưu vực sông; hiệu quả sử dụng nước thấp, năng lực khai thác công trình thủy lợi còn chưa đáp ứng yêu cầu.

GS Trần Thanh Vân - Chủ tịch hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam (Rencontres du Vietnam, Pháp) nhấn mạnh, trao đổi của các nhà khoa học, nghị sĩ trẻ, nhà quản lý tại Hội thảo sẽ đưa ra tầm nhìn và con đường tương lai để phát triển bền vững cho trái đất xanh của chúng ta.

"Những thành công lớn lao của Việt Nam trong hội nhập quốc tế về khoa học cũng đưa lại cho chúng ta một một trách nhiệm thực tế và trách nhiệm này không thể thực hiện được nếu không có sự trao đổi và cộng tác của các nghị viên quốc hội với các lãnh đạo trong mỗi quốc gia" - GS Trần Thanh Vân nói.

Hội thảo diễn ra 3 ngày (11-13/9) sẽ có 9 phiên thảo luận với các chuyên đề chuyên sâu: Khoa học và chính trị; Các chương trình quan sát Trái đất để giám sát nguồn nước; Thực hành lập pháp điển hình; Ngoại giao đa phương, trong khu vực và song phương về nguồn nước cho các hợp tác xuyên biên giới; Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người đối với an ninh nguồn nước và hòa bình; Đổi mới công nghệ xử lý nước nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước; Thúc đẩy an ninh nguồn nước thông qua khoa học cộng đồng; Mạng lưới Liên minh Nghị viện về nguồn nước; Ngoại giao khoa học và Khoa học dự đoán.

Các diễn giả quốc tế như ông Martin Chungong, Tổng thư kí Liên minh nghị viện thế giới; ông Mokhtar Omar, Cố vấn cấp cao của Tổng thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới; ông Denis Naughten, Chủ tịch Nhóm công tác IPU về Khoa học và Công nghệ (WGST); ông Hubert Julien-Laferriere, Chủ tịch Ủy ban IPU về các vấn đề Trung Đông (MEC); ông Steve Killelea, Nhà sáng lập và Chủ tịch Điều hành, Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP)...

Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) hoạt động ngày 12/8/2013. Với các hoạt động tích cực đóng góp cho khoa học Việt Nam và khoa học thế giới, Trung tâm ICISE đã nhận được sự hỗ trợ của Hội đồng quốc tế bảo trợ cấp cao về khoa học gồm 09 nhà khoa học đạt giải Nobel và 01 nhà khoa học đạt giải thưởng Fields Toán học.

ICISE ra đời với mục đích là nơi phát triển khoa học và giáo dục, giúp đỡ các sinh viên và nhà khoa học trẻ Việt Nam hội nhập vào cộng đồng khoa học quốc tế, mang lại cơ hội cho các thế hệ trẻ Việt Nam nâng cao trình độ hiểu biết của mình thông qua việc tham dự các cuộc gặp gỡ và chia sẻ ý tưởng với các đồng nghiệp quốc tế có trình độ cao. ICISE đã, đang và sẽ trở thành điểm đến của khoa học và là điểm sáng không chỉ của Việt Nam, mà còn của cả khu vực Đông Nam Á, nâng cao vị thế và hình ảnh của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, và Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, đẩy mạnh thêm cố gắng của Chính phủ về phát triển khoa học và đào tạo..