Trường Đại học Giáo dục (ĐHGD), ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa ban hành thông tin dự kiến tuyển sinh đại học chính quy năm 2024. Theo đó, trường sẽ tuyển sinh 1.150 chỉ tiêu trên phạm vi cả nước theo 5 phương thức, cụ thể như sau:
Phương thức 1: Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT;
Phương thức 2: Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐH Quốc gia Hà Nội quy định;
Phương thức 3: Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức năm 2024 đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên;
Phương thức 4: Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực học sinh THPT do ĐHQG Tp HCM tổ chức năm 2024 đạt tối thiểu 750/1200 điểm trở lên;
Phương thức 5: Các phương thức tuyển sinh khác theo quy định của ĐHQGHN.
Trường ĐHGD tuyển sinh theo nhóm ngành. Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến) theo nhóm ngành/ngành của từng phương thức tuyển sinh cụ thể như sau:
Ghi chú:
* Chỉ tiêu dự kiến do ĐHQGHN giao. Chỉ tiêu chính thức các ngành sẽ được điều chỉnh trong tổng chỉ tiêu được giao (1150 chỉ tiêu) sau khi có quyết định phân chỉ tiêu sư phạm năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
** Ngành đào tạo dự kiến tuyển sinh năm 2024. Trong trường hợp công tác phê duyệt và ban hành chương trình không đúng tiến độ, chỉ tiêu của ngành này sẽ được phân bổ cho các ngành đào tạo khác có nhu cầu cao.
Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của Trường:
*Các nhóm ngành tuyển sinh:
+/ Nhóm ngành Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên (mã nhóm ngành: GD1), gồm các ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học Tự nhiên.
+/ Nhóm ngành Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý (mã nhóm ngành: GD2), gồm các ngành: Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử-Địa lý.
+/ Nhóm ngành Khoa học giáo dục và khác (mã nhóm ngành: GD3), gồm các ngành: Quản trị trường học; Quản trị chất lượng giáo dục; Khoa học giáo dục; Quản trị công nghệ giáo dục; Tham vấn học đường; Tâm lý học (chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, dự kiến).
+/ Ngành Giáo dục Tiểu học (mã ngành: GD4).
+/ Ngành Giáo dục Mầm non (mã ngành: GD5).
Riêng với ngành Giáo dục Mầm non thí sinh dự tuyển cần có kết quả ”Đạt” đánh giá năng khiếu.
Tổ hợp xét tuyển cụ thể như sau:
Lưu ý: Điểm trúng tuyển theo từng nhóm ngành không phân biệt tổ hợp xét tuyển.
Quy định Phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1, GD2, GD3:
Sau hai học kỳ chính của năm thứ nhất, Trường xét phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1, GD2, GD3 dựa trên các căn cứ:
Điều kiện để được phân ngành: Học đủ số học phần theo kế hoạch học tập của Trường. Trường hợp không học học phần nào, phải có lý do chính đáng và báo cáo trong quá trình học tập. Trường hợp này sẽ không tính điểm và tín chỉ học phần đó. Nếu sinh viên không có điểm và không có lý do chính đáng, những học phần đó sẽ được tính là 0 (không điểm) để tính điểm trung bình chung xét phân ngành. Trường hợp học phần có học phần tiên quyết, nhưng sinh viên chưa học học phần tiên quyết (do phần mềm không lọc hết), nhưng đã học và có điểm cho học phần sau, thì sẽ không tính cho điểm và tín chỉ cho cả 2 học phần.
Phương pháp thực hiện:
- Sinh viên đăng kí nguyện vọng vào cuối học kỳ 2 năm thứ nhất (sau khi có điểm tất cả các môn năm thứ nhất).
- Công thức tính điểm xét phân ngành (ĐXPN) như sau:
trong đó:
+/ ĐTHPT 2024 (điểm thi trung học phổ thông năm 2024): Là tổng điểm của tổ hợp môn thi/bài thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được sinh viên sử dụng để đăng ký xét tuyển và trúng tuyển vào Trường ĐHGD hoặc hoặc điểm bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN/ĐHQG Tp HCM năm 2024 được quy về thang điểm 30.
+/ TBC: Là điểm trung bình chung có trọng số theo tín chỉ (tính theo thang điểm 10) của năm thứ nhất (không kể học phần giáo dục thể chất, học phần ngoại ngữ), điểm của học phần chuyên môn của ngành sinh viên đăng ký nguyện vọng được nhân hệ số 2.
- Yêu cầu: Điểm của học phần chuyên môn không thấp hơn 4,0 (thang điểm 10).
Về Địa điểm đào tạo:
Sinh viên Trường Đại học Giáo dục tổ chức đào tạo tại các địa điểm:
- Cơ sở Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc (cách nội thành Hà Nội 45 phút đi xe buýt).
+ Sinh viên năm thứ nhất các ngành đào tạo giáo viên (GD1, GD2, GD4, GD5) học tại Hoà Lạc. Sau khi học xong năm thứ nhất, các sinh viên này sẽ tiếp tục học các năm tiếp theo tại nội thành Hà Nội.
+ Sinh viên các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học giáo dục và khác (GD3): Trong các năm thứ 2, 3 có thể có một số buổi học kỹ năng, thực hành tại cơ sở Hòa Lạc.
- Cơ sở tại 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Cơ sở tại 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Sinh viên Trường Đại học Giáo dục có cơ hội học cùng lúc hai chương trình đào tạo (bằng kép) các ngành đào tạo khác trong trường hoặc các ngành đào tạo của các đơn vị đào tạo khác thuộc ĐHQGHN như: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Luật.
Lệ phí xét tuyển/thi tuyển: Theo quy định của ĐHQGHN và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học phí dự kiến năm học 2024-2025 quy theo tháng là 1.410.000 đồng/tháng, tùy theo ngành, mỗi năm học thu 10 tháng. Những năm học tiếp theo, lộ trình học phí thực hiện theo quy định của Nhà nước và của ĐHQGHN.
Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền học phí và sinh hoạt phí theo quy định tại Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Thủ tục, tiêu chuẩn được hỗ trợ thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Sinh viên được tiếp cận các quỹ học bổng của trường, của ĐHQGHN và của các nhà tài trợ khác nhau với nhiều mức khác nhau.
Ngoài ra, nhà trường còn có nhiều vị trí thực tập làm bán thời gian có trả công dành cho các bạn đáp ứng tiêu chí chọn.
Thông tin trực hỗ trợ để giải đáp thắc mắc trong quá trình đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024.