TS Nguyễn Xuân Thủy, Chuyên gia giao thông đô thị cho rằng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ 1-1-2020, quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với nhiều vi phạm giao thông. Đặc biệt việc tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn đã góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu số vụ tại nạn giao thông do sử dụng rượu bia thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế, tình trạng lái xe sau khi uống rượu bia còn rất phổ biến, bất chấp quy định pháp luật, bất chấp tính mạng của mình và của những người đi đường khác.
Cụ thể nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tổ chức điều tra xã hội học, hội thảo khoa học về: “Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ” do Bộ Công an và Bộ Y tế tổ chức cho thấy những con số đáng báo động:
- Từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023 số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến rượu, bia chiếm 20% tổng số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ gây ra, trong số đó 80% là lỗi do người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu, bia gây ra.
Ngoài ra, sử dụng rượu bia còn kéo theo các hành vi vi phạm khác. Theo thống kê, điều tra xã hội học đối với 43.765 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam của Bộ Công an thì có 22.442 phạm nhân trước khi phạm tội đã sử dụng rượu, bia, (chiếm 51,28%, đối với 07 nhóm tội danh như: Giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ);
- Từ năm 2018 đến năm 2023, tổng số lượt nạn nhân đến cấp cứu, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do tai nạn giao thông đường bộ gây ra là 2.742.395 lượt người, số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não là 381.269 lượt người (chiếm 13,9%). Trong đó, số nạn nhân có liên quan đến rượu, bia là 425.619 lượt người, số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não là 70.522 lượt người (chiếm 16,6%).
Như vậy, tỷ lệ số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não vì tai nạn giao thông đường bộ do có liên quan đến rượu, bia cao hơn tỷ lệ số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não nói chung;
- Bên cạnh đó, ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân hiện nay chưa tốt, xem thường pháp luật, cố ý vi phạm pháp luật về giao thông, thậm chí thách thức lực lượng chức năng khi bị kiểm tra, xử lý.
So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được chỉnh lý 09 chương, 88 điều, số chương giữ nguyên và tăng 07 điều do bổ sung 04 điều mới (Điều 36 Biển số xe, Điều 37 - Đấu giá biển số, Điều 57 - Điểm của giấy phép lái xe, Điều 84 - Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn GTĐB)
Tại buổi Tọa đàm Trao đổi về các Dự án luật do Bộ Công an soạn thảo trình Quốc hội khóa XV, đại diện C08, Bộ Công an cho biết:
Liên quan đến những băn khoăn của người dân trước một số thông tin trên mạng xã hội về việc bị phát hiện nồng độ cồn khi uống sirô, ngậm thuốc sâu răng…, đại diện C08 cho biết, đây là trường hợp rất hãn hữu. Nếu rơi vào trường hợp này, người dân có thể đề nghị lực lượng chức năng cho nghỉ ngơi, uống nước trước khi thổi lại nồng độ cồn, hoặc đề nghị được xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cồn cho chính xác.
- Tôi ủng hộ việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe. Nồng độ cồn và mức độ ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của người lái xe còn tùy thuộc cơ địa mỗi người. Vì cùng một nồng độ nhưng ở hai người khác nhau thì mức độ tỉnh táo có thể khác nhau. Vì vậy cấm tuyệt đối là phù hợp nhất để đảm bảo sự an toàn cho xã hội, hạn chế thương vong cho người vô tội.