Hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay diễn biến phức tạp. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhiều người. Đặc biệt có xu hướng gia tăng về số vụ, số đối tượng, về quy mô và mức độ thiệt hại, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, nhiều hình thức khác nhau.

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, các đối tượng có hành vi lừa dối chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng thì sẽ bị quy vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu nằm trong những trường hợp sau:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh và an toàn xã hội; Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản trộm cắp là đồ thờ cúng, kỷ vật, di vật có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Vì dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối xuất hiện ngay từ đầu, người phạm tội cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản. (Xuất hiện trước hành vi chiếm đoạt). Sau khi có được tài sản mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn bỏ trốn, đánh tráo, không có khả năng hoàn trả vì đã sử dụng vào mục đích bất hợp pháp…thì hành vi này cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.