Anh N.Đ.T 36 tuổi ở tỉnh Hải Dương cho biết, ngay từ khi sinh ra đã có dị dạng máu bẩm sinh trên trán to bằng 2 đốt ngón tay. Vì không thấy ảnh hưởng đến sức khỏe nên gia đình cũng không đưa anh đi điều trị. Theo thời gian, khối dị dạng phát triển to dần lên che lấp 1 phần khuôn mặt khiến anh T. tự ti ngại giao tiếp.

Thỉnh thoảng bị những cơn co giật nên gia đình không dám cho đi làm. Sức khỏe cũng yếu. Về sau khối u to chèn vào mắt, nhìn thấy cả tia máu ở mắt thì gia đình sợ quá mới đưa đi khám ở Bệnh viện TƯ 108”, anh T. chia sẻ.

Theo TS.BS Nguyễn Quang Đức – PGĐ TT Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, dị dạng mạch máu là một bệnh bẩm sinh và rất nguy hiểm, có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Trung bình mỗi năm Bệnh viện TƯ Quân đội 108 tiếp nhận, điều trị cho khoảng 30-40 ca bệnh, tuy nhiên đây là lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân có khối dị dạng tĩnh mạch lớn như vậy.

Với những khối dị dạng to như này, đặc biệt là vùng trán thì chỉ cần tiếp xúc va đập nhẹ nhàng cũng có thể gây chảy máu và tình trạng chảy máu rất khó kiểm soát, có thể gây nên tình trạng mất máu cấp, nguy hiểm cho người bệnh….” - BS Nguyễn Quang Đức cho biết.

Để điều trị các bác sỹ đã tiến hành hội chẩn và phẫu thuật loại bỏ khối dị dạng ngay cho bệnh nhân để vừa giảm thiểu biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đồng thời tái tạo lại khuôn mặt cho người bệnh.

Chúng tôi rất lo ngại khối dị dạng mạch máu này liên quan đến các mạch máu não chính vì vậy chúng tôi đã cẩn thận chụp mạch để xem nguồn nuôi dưỡng chính của khối dị dạng này từ đâu. Rất may mắn là nguồn nuôi dưỡng từ mạch nông bên ngoài ở động mạch mắt. Cho nên trước khi phẫu thuật chúng tôi đã kiểm soát tốt nguồn nuôi dưỡng này để khi cắt bỏ khối dị dạng không gây chảy máu…

Loại bỏ an toàn được khối dị dạng lớn trên trán cho bệnh nhân mới là một nửa quá trình điều trị, sau đó các bác sỹ phải tính toán làm cách nào che phu được hết phần da bị khuyết do cắt bỏ khối dị dạng có chiều dài 15cm đó. Nếu phương ghép da không cẩn thận, màu da trên gương mặt sẽ không tương đồng và có thể xảy ra tình trạng co kéo gây dị dạng khuôn mặt sau ghép. Phương án tận dụng tối đa vùng da ở trán để che lấp chỗ khuyết được lựa chọn.

BS Nguyễn Quang Đức cho biết: “Đặc điểm vùng mặt là làm thế nào để tránh biến dạng tối đa và đồng thời là màu đồng nhất với vùng xung quang vì mặt có vài trò giao tiếp. Chúng tôi quyết định xoay hai vạt da ở trán vì có tính đồng nhất với diện khuyết, khi đưa vào là vừa khít để che lấp vùng khuyến ở trán. Còn vùng khuyết ở mũi thì không còn diện tích da nào gần đó để tận dụng nên chúng tôi quyết định ghép da. Chúng tôi lấy da ở bụng và bẹn để đưa lên ghép rất may sau ghép vùng da đó sống bình thường…”

Thay vì chịu đựng một khối đen khổng lồ trên mặt suốt bao nhiêu năm, hiện anh T. đã được giải thoát với gương mặt nhẹ nhõm hơn trước, sức khỏe của anh cũng đang dần ổn định.