Trong số 30 loại thuốc bị thu hồi mà Cục Quản lý Dược vừa công bố, chiếm nhiều nhất thuốc nội, tiếp đó là của Hàn Quốc (4 loại), của Ý (3 loại), của Indonesia (2 loại), của India (1 loại) và Bangladesh (1 loại).
Trong số này, có 15 thuốc vi phạm chất lượng ở mức 2, tức là có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và độ an toàn khi sử dụng, còn lại vi phạm ở mức 3, tức là ít ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và độ an toàn khi sử dụng.
19 công ty sản xuất thuốc nội vi phạm
Các nhà sản xuất ở Việt Nam có sản phẩm thuốc vi phạm chất lượng phải thu hồi gồm: Công ty cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương, Công ty cổ phần Dược Trung ương 3, Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2, Công ty TNHH dược phẩm USA - NIC (USA - NIC Pharma), Viện Dược liệu, Công ty cổ phần dược phẩm và sinh học y tế, Cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền Hoa Việt, Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế, Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long, Công ty Cổ phần Dược phẩm Sao Kim, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I – Pharbaco, Xí nghiệp dược phẩm 120 - Công ty Cổ phần Armephaco, Công ty Cổ phần Dược Minh Hải, Công ty Cổ phần Dược - VTYT Hải Dương, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 – Pharbaco, Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên, Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại Dược phẩm Đông Nam, Công ty CPDP An Thiên , Công ty Cổ phần Dược Phúc Vinh.
11 đơn vị nhập khẩu có thuốc vi phạm
Cùng với các nhà sản xuất ở Việt Nam, có 11 đơn vị nhập khẩu có thuốc vi phạm là: Công ty cổ phần dược Đại Nam, Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (Sapharco), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu y tế Delta, Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (Sapharco), Công ty TNHH TM DMP Nam Phương, Công ty TNHH Sinh dược phẩm Hera, Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Thảo, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương Codupha, Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam (Lô 5, đường số 2, Khu CN Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh), Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam (Lô 5, đường số 2, Khu CN Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh), Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Thảo (Nhà 28 ngõ 178 Thái Hà, P. Trung Liệt, Q. Đống Đa, Hà Nội).
12 thuốc vi phạm ở mức độ 2
Trong 30 thuốc vi phạm, có 12 loại thuốc vi phạm ở mức độ 2, gồm 4 loại nhập khẩu và 8 loại thuốc sản xuất trong nước:
4 thuốc nhập khẩu gồm:
- Thuốc Young Il Captopril Tablet (VN-20970-18) của Korea do Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (Sapharco) nhập khẩu
- Thuốc Livetin-EP (VN-16217-13) cũng do Korea sản xuất và Công ty TNHH xuất nhập khẩu y tế Delta nhập.
-- Thuốc Navacarzol 5mg (VN-17813-14) của Ý do Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Thảo
-- Thuốc Navacarzol (VN-17813-14) của Ý do Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Thảo (Nhà 28 ngõ 178 Thái Hà, P. Trung Liệt, Q. Đống Đa, Hà Nội)
8 thuốc sản xuất trong nước vi phạm mức độ 2 gồm:
- Thuốc Aciclovir 400 mg (VD-24375-16) do Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Hải Dương sản xuất.
- Thuốc Captopril (VD-20545-14) của Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế
- Thuốc Cốm Trẻ Việt (NC56-H09-19 của Viện Dược liệu
- Thuốc Chloramphenicol 250 mg (VD-24891-16) Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế
- Thuốc Alsoben (VN-8946-09) của Công ty TNHH Sinh Dược phẩm Hera
- Thuốc Dekasiam (VD-22510-15) của Công ty Cổ phần Dược phẩm Sao Kim
- Thuốc Bivantox (VD-20831-14) của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I – Pharbaco
- Thuốc Genpharmason (VD-16741-12) của Xí nghiệp Dược phẩm 120 - Công ty Cổ phần Armephaco
- Thuốc Trimoxtal 500/250 (VD-20158-13) của Công ty Cổ phần Dược Minh Hải
- Thuốc Atibutrex (VD-26752-17) của Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên
- Thuốc Hoạt huyết dưỡng não (VD-30958-18) của Công ty cổ phần dược Phúc Vinh