Theo PGS.TS. Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự (Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng), đến thời điểm hiện tại, giai đoạn 2 thử nghiệm vắc xin Nano Covax đã đi được gần hết chặng đường.

Đợt tiêm thử nghiệm này được tổ chức tại 2 điểm cầu, triển khai 4 nhóm: 3 nhóm tiêm các mức liều khác nhau (25mcg, 50mcg, 75mcg) và 1 nhóm tiêm giả dược - placebo).

Sau mũi tiêm thứ 2, các tình nguyện viên được khám sức khỏe (xét nghiệm máu, đo huyết áp…) 1 lần/tuần để đánh giá lượng kháng thể xuất hiện trong cơ thể; sau đó tiếp tục được theo dõi trong vòng 6 tháng để lấy thông tin, đánh giá sức khỏe cũng như khả năng sinh miễn dịch.

“Lượng kháng thể với virus SARS-CoV-2 của tất cả các tình nguyện viên đều tăng, sức khỏe an toàn, không có trường hợp phải xử lý thuốc, cấp cứu... Đây là một tín hiệu rất mừng, là thông tin cực kỳ đáng khích lệ, cho thấy đến hiện tại, vaccine an toàn với người được tiêm”, PGS.TS. Hồ Anh Sơn chia sẻ.

Khoảng 13.000 người thử nghiệm giai đoạn 3

Từ kết quả thử nghiệm giai đoạn 2, dự kiến đầu tháng 6/2021 sẽ bước vào nghiên cứu vắc xin Nano Covax giai đoạn 3 với số lượng tình nguyện viên tham gia dự kiến khoảng 13.000 người. Học viện Quân y đã huy động đông đảo bác sĩ, kỹ thuật viên, học viên tham gia quá trình thử nghiệm để có thể sẵn sàng triển khai cùng lúc trên 10 tỉnh/thành phố trên cả nước.

Giai đoạn 3 nhằm mục đích đánh giá hiệu lực bảo vệ của vắc xin đối với cộng đồng, được thiết kế ở nhiều trung tâm, mở rộng sang các địa phương khác với số lượng mẫu nhiều hơn chỉ với 1 liều tiêm. Dựa theo kết quả đánh giá, Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học chọn tiêm thử nghiệm liều 25 mcg.

Tính an toàn của tình nguyện viên tham gia nghiên cứu là nhiệm vụ đầu tiên trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Các tình nguyện viên được thông tin trước toàn bộ quyền lợi, trách nhiệm, rủi ro, rơi vào 1 trong 2 nhóm (tiêm vaccine hoặc giả dược) khi tham gia thử nghiệm và chỉ quyết định tham gia hoặc không sau khi đọc và tìm hiểu kỹ.

Tăng tốc vắc xin nội

Theo kế hoạch của Bộ Y tế và các kết quả đàm phán, cam kết cho đến nay, riêng COVAX Facility sẽ cung cấp cho Việt Nam 38,9 triệu liều vắc xin, đủ tiêm cho 20% dân số. Bộ Y tế cũng đang đặt mua thêm 10 triệu liều nữa từ COVAX theo cơ chế chia sẻ chi phí. Bên cạnh đó, Bộ Y tế mua của AstraZeneca 30 triệu liều thông qua Công ty VNVC, mua của Pfizer 30 triệu liều nữa.

Như vậy, cho đến nay Việt Nam chắc chắn có 110 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19. Ngoài ra còn có các nguồn hỗ trợ, tài trợ bằng vắc xin khác nên Việt Nam có thể đủ 150 triệu liều mà Chính phủ giao để tiêm cho người dân. Tuy nhiên, vắc xin về vào thời điểm nào, số lượng bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Thực hiện nỗ lực tiêm chủng toàn quốc, ngoài đàm phán để nhập khẩu vaccine, nước ta cũng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, sản xuất vắc xin COVID-19 trong nước. Ngoài Nanogen- Công ty nghiên cứu và sản xuất vaccine Nanocovax, thì Covivac của Viện Vaccine và sinh phẩm y tế IVAC chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 2