Ðể lễ hội vẫn giữ được bản sắc văn hóa
Từ lâu nước ta đã duy trì mô hình văn hóa làng và bao giờ mỗi làng đều có cụm di tích đình, đền, chùa...nơi sinh hoạt cộng đồng. Thế rồi mỗi ngôi đền, ngôi chùa đều có những điển tích, có nhân vật được nhân dân tôn thờ để rồi trở thành những ngày hội tế lễ, rước nước…cầu quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt. Hội làng đã gắn bó trong tiềm thức của người dân Việt Nam, trở thành phong tục không thể thiếu. Song bên cạnh khía cạnh tích cực là đức tin, là sự gắn kết cộng đồng, sức mạnh đoàn kết và lòng nhớ ơn cội nguồn thì lễ hội ngày nay cũng còn nhiều tiêu cực. Đó là sự thái quá, lãng phí trong hành lễ như đốt vàng mã, sự bon chen ngay cả trong lúc dâng lễ đến khi cướp lộc, cướp ấn ở một số lễ hội lớn. Rồi nạn cợ bạc, bói toán, chèo kéo khách v.v…Tất cả những điều đó đã làm lễ hội mất đi tính linh thiêng và con người lẽ ra đi hội để cầu may, thanh thản lại trở nên bực bội, sa vào “tham sân si”. Chủ đề “ Lễ hội mùa xuân-những điều cần giữ” được bàn trong chương trình Tạp chí văn hóa ngày 12/2 vào 5h30 và 12h30