Tính đến cuối tháng 8/2021, cả nước có khoảng 15 triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã được thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết 68 của Chính phủ. Số liệu này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động gặp khó khăn do bị mất việc làm và thu nhập, chưa được hỗ trợ vẫn ở mức cao. Kết quả cuộc khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 8/2021 đối với 69 nghìn lao động cho thấy có đến 62% trong số này đang bị mất việc làm, cuộc sống khó khăn. Trong số hơn 42.700 người bị mất việc làm có tới 45% phải dựa vào sự trợ giúp tài chính của người thân và gia đình; Chỉ có 12% nhận được sự trợ giúp từ cộng đồng; 2% tiếp cận được các gói hỗ trợ của nhà nước. Đáng lưu tâm hơn là số người lao động bị mất việc làm nhưng không nhận được sự trợ giúp chiếm tới gần 40%.

Trao đổi với phóng viên VOV2, bà Phạm Nguyên Cường - chuyên gia trong lĩnh vực an sinh xã hội cho rằng nguyên nhân của vấn đề này đến từ những bất cập của các chính sách hỗ trợ. Song cũng phải kể đến “lỗi” từ phía người lao động.

Theo bà Cường, để đảm bảo “không ai bị bỏ lại phía sau”, Chính phủ và các bộ ngành cần sớm có sự điều chỉnh đối với các chính sách hiện hành, đồng thời tăng cường truyền thông để người lao động nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm công dân.

Nghe cuộc bàn luận dưới đây: