Thực tế đối với đợt lũ lần này, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội tương đối cao, trên 11m nhưng với mực nước này thì khu vực nội thành trong đê hầu như không bị ảnh hưởng, vùng ngập chủ yếu là ở khu vực trũng thấp ngoài đê, bãi giữa sông Hồng của các quận, huyện như Long Biên, Gia Lâm, Thanh Trì, Tây Hồ, Hoàn Kiếm. Đây là khẳng định của ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia trong cuộc trao đổi với PV VOV2 trong chiều nay.
Người dân nội thành Hà Nội không nên quá lo lắng
Phóng viên: Thưa ông, với tình hình mưa lũ đang tăng cao như vậy, trong những giờ tới, mực nước sông Hồng tại Hà Nội sẽ được dự báo như thế nào?
Ông Mai Văn Khiêm: Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội ở thời điểm lúc 13h chiều nay là 11,18 m dưới báo động 3 là 0,32 cm và chúng tôi dự báo trong 6 giờ tới mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ ít thay đổi và sau đó sẽ có xu thế giảm chậm
Phóng viên: Hiện nay có nhiều thông tin lo ngại sẽ ngập vào nội thành, ông có khuyến cáo gì với người dân trước nỗi lo này?
Ông Mai Văn Khiêm: Thực tế đối với đợt lũ lần này mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội tương đối cao, trên 11m và cũng đã từng xuất hiện cách đây khoảng 20 năm vào năm 2004. Với mực nước này, tại thủ đô Hà Nội có 2 cái đáng lưu ý. Thứ nhất là khu vực trục chính sông Hồng, thì khu vực nội thành trong đê hầu như không bị ảnh hưởng, vùng ngập chủ yếu là ở khu vực trũng thấp ngoài đê, bãi giữa sông Hồng của các quận, huyện như Long Biên, Gia Lâm, Thanh Trì, Tây Hồ, Hoàn Kiếm. Khu vực còn lại là lưu vực các nhánh sông bé ngoại thành Hà Nội là các sông Tích, sông Bùi, sông Cà Lồ có khả năng tiếp tục lên cao vượt mức báo động 3 và ngập chủ yếu ở các bãi nổi, trũng thấp thuộc các huyện ngoại thành như Phúc Thọ, Thanh Oai, Ưng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ, Đức, Quốc, Oai, Thạch Thất, Đông Anh và Sóc Sơn
Lượng mưa bắt đầu giảm dần
Phóng viên: Với lưu lượng mưa tại miền Bắc thì ông có dự báo như thế nào?
Ông Mai Văn Khiêm: So với 2,3 ngày qua, đến thời điểm hiện tại và dự báo cho chiều, đêm nay tại khu vực Hà Nội cũng như các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ vẫn còn có mưa, tuy nhiên lượng mưa cũng bắt đầu có xu thế giảm hơn so với ngày hôm qua. Dự báo có khả năng sau ngày mai thì lượng mưa sẽ có xu hướng giảm hẳn.
Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về khả năng tiêu thoát lũ trong những ngày tới?
Ông Mai Văn Khiêm: Hiện nay thì khu vực thượng lưu sông Hồng, sông Lô, sông Thao thì hầu hết là các mực nước đang bắt đầu đạt đỉnh và đang có xu thế giảm dần. Tuy nhiên, xu thế giảm chậm nên việc tiêu thoát nước cho khu vực hạ lưu tương đối là chậm. Chính vì thế nên chúng tôi dự báo là khả năng tiêu thoát nước thì sẽ mất thêm thời gian khoảng 2, 3 ngày tới và khi mà mưa giảm và các điều kiện khác như là mực nước trên thượng nguồn giảm thì khi đó mới thuận lợi cho việc tiêu thoát nước.
Phóng viên: Hà Nội cần lên kế hoạch chuẩn bị phương án ra sao trong những giờ tới?
Ông Mai Văn Khiêm: Chính quyền Hà Nội trong những ngày qua ban hành và chỉ đạo các phương án ứng phó rất cụ thể, chi tiết đến từng đơn vị hành chính, bởi vì tình hình diễn biến mực nước trên sông cũng như mưa lũ khá phức tạp. Mặc dù theo dự báo của chúng tôi thì khả năng mực nước sông Hồng Hà Nội trong những giờ tới sẽ có xu thế là giảm, tuy nhiên tình hình mưa lũ cũng như mực nước, đặc biệt là trên các bãi sông, ven sông thì vẫn còn duy trì trong 1,2 ngày tới. Chính vì thế mà Hà Nội cũng như mỗi người dân cần thường xuyên theo dõi và cập nhật các thông tin cảnh báo để có phương án đối phó phù hợp và tránh được những tai nạn, đảm bảo an toàn tính mạng.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!