Báo cáo Sự im lặng của những chiếc bẫy dây do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) thực hiện cho thấy, ước tính có khoảng 12,3 triệu bẫy dây trong các khu bảo tồn Campuchia, Lào và Việt Nam. Anh A Tinh Đông, Đội trưởng Đội bảo vệ rừng của WWF- Việt Nam, hơn10 năm gắn bó với Khu bảo tồn sao la tỉnh Quảng Nam thường xót xa sau mỗi lần gỡ thú rừng khỏi bẫy dây bởi khi đã mắc bẫy, động vật phải chịu đau đớn vài ngày hoặc hàng tuần trước khi chết và nếu may mắn thoát khỏi bẫy thì chúng cũng chết bởi các vết thương hoặc do nhiễm trùng. Và như thế, những khu rừng của chúng ta đang cạn kiệt thú rừng hoang dã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái và đa dạng sinh học
Những cánh rừng tự nhiên ở Đông Nam Á trong đó có nước ta thường giàu có các động vật hoang dã cùng với hệ sinh thái phong phú.. nhưng nạn đặt bẫy dây tràn lan đã và đang tàn sát các loài động vật hoang dã và góp phần đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng
Những chiếc bẫy dây thô sơ nhưng là kẻ thù của động vật hoang dã thường được làm từ dây phanh xe đạp, dây cáp, dây nylon hoặc dây thừng để bẫy động vật mắc vào cổ, thân, hoặc chân. Mặc dù đơn giản, dễ làm, chi phí thấp nhưng bẫy dây đang là phương pháp săn bắt bừa bãi, bất cứ loài vật nào trên nền rừng từ rùa cạn đến voi đều dễ bị tổn thương.
Trong thực tế, bẫy dây được giăng ra khiến các loài động vật đã quý hiếm lại càng trở nên nguy cấp gồm sao la,mang lớn, thỏ vằn Trường Sơn, bò rừng, cầy vằn bắc.. Tuy nhiên, đội bảo vệ rừng bên cạnh những khó khăn về kĩ năng hiện trường, chuyên môn thưc thi pháp luật, cũng như kĩ năng sơ cấp cứu thì việc thiếu thốn phương tiện làm việc như máy định vị, bản đồ, điện thoại thông minh cũng là điều phải kể đến. Bên cạnh đó,đội bảo vệ rừng khi đi tuần tra và gỡ bẫy họ cần có kiểm lâm và công an đi hỗ trợ
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thịt thú rừng làm món ăn đặc sản trong khu vực đô thị, việc đặt bẫy đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hơn 700 loài thú bao gồm những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao như voi châu Á, hổ, sao la và bò rừng. Khi mắc bẫy, động vật phải chịu đau đớn vài ngày hoặc hàng tuần trước khi chết bởi các vết thương, và, rất hiếm khi, nếu chúng có thể thoát khỏi bẫy thì chúng cũng chết bởi các vết thương hoặc do nhiễm trùng. Nước ta là một trong 2 quốc gia tại Đông Nam Á áp dụng mức phạt tối thiểu nghiêm khắc nhất đối với mọi hình thức săn bắt bằng bẫy trong các khu bảo tồn. Tuy nhiên, khả năng bị xử phạt vì tội đặt bẫy còn thấp trong khi lợi nhuận siêu “khủng”từ động vật hoang dã luôn hấp dẫn lâm tặc. Do đó công việc của những người bảo vệ rừng luôn luôn nguy hiểm và đầy rẫy áp lực, nếu không có tình yêu thiên nhiên và trách nhiệm bảo vệ các loài động vật quý hiếm đang trên bờ vực tuyệt chủng thì vấn nạn đặt bẫy dây ở nước ta và các quốc gia khác ở Châu Á sẽ không thể chấm dứt.