Rừng ngập mặn cung cấp rất nhiều lợi ích cho con người, động vật và những hệ sinh thái xung quanh. Cung cấp sinh kế cho con người; Bảo vệ chống thiên tai; Giảm xói lở và bảo vệ đất; Nguồn sống cho động vật… phát biển vững rừng ngập mặn còn giúp người dân gây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững.

Thực tế, dù chỉ chiếm 0,1 % diện tích bề mặt hành tinh nhưng rừng ngập mặn có thể là chìa khoá cứu thế giới theo đúng nghĩa đen. Rừng ngập mặn không chỉ cung cấp sinh kế cho con người, Bảo vệ chống thiên tai; Giảm xói lở và bảo vệ đất mà còn là nguồn sống cho động vật…

Vai trò của rừng ngập mặn đã được thấy rõ không chỉ trực tiếp tác động lên cuộc sống con người mà còn có tác động gián tiếp qua vai trò của chúng với môi trường sống và các loại sinh vật. Chính vì vậy, hãy cùng chung tay bảo vệ rừng ngập mặn từ những hành động nhỏ nhất.

Bấm nghe phóng sự:

Rừng ngập mặn của Việt Nam chủ yếu phân bố ở nơi đất thấp ven biển. Môi trường nước biển ngập chân, cây trong rừng ngập mặn của Việt Nam có rễ chùm to khỏe, rậm rạp,... Tại Việt Nam, rừng ngập mặn còn được gọi với cái tên là rừng đước. Vì thực vật ngập mặn chủ yếu của Việt Nam là cây đước.

Hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này thì Việt Nam là một trong những quốc gia đứng tốp đầu về diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Việt Nam có khoảng 3260 km đường bờ biển và chạy dọc theo các tỉnh và thành phố, chính vì vậy mà rừng ngập mặn ở Việt Nam được phân bố dọc khắp đất nước hình chữ S.

Ở Việt Nam có một số khu rừng ngập mặn lớn như: rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng ngập mặn Rú Chà - Huế, rừng ngập mặn nguyên sinh ở Tam giang, rừng ngập mặn ở Cà Mau. Nổi bật trong số đó là rừng ngập mặn Cần Giờ với tổng diện tích nên tới khoảng 37.000ha. Nơi đây cũng được mệnh danh là khu rừng ngập mặn đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á và được tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000...