Theo nghiên cứu mới nhất vào tháng 3/2022 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính trên thế giới, cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc chứng tự kỷ. Tự kỷ là rối loạn phát triển thần kinh làm khiếm khuyết các kỹ năng giao tiếp, lời nói và phát triển các mối quan hệ xã hội. Đồng thời, trẻ tự kỷ có những vấn đề về hành vi, sở thích, thói quen rập khuôn cứng nhắc, định hình. Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong hòa nhập với thế giới xung quanh. Tự kỷ là một rối loạn, không phải là bệnh và không lây lan từ người này sang người khác.

Ở Việt Nam, tính đến năm 2022, có hơn 200 nghìn người mắc chứng tự kỷ. Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25/11/2020 phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu chung của chương trình là: "Huy động sự tham gia của xã hội nhất là gia đình, cộng đồng tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí đặc biệt là trẻ tự kỷ bị tâm thần nặng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí."

Ông Nguyễn Trung Thành – Phó trưởng phòng Chính sách Bảo trợ xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tư vấn cho thính giả về những chính sách trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ: