Kết thúc bài thi Khoa học xã hội, Tạ Hưng Long, học sinh Trường THPT Tạ Quang Bửu đánh giá “đề không khó lắm”, phù hợp với HS mọi trình độ. Trong đó, Lịch sử là môn em cảm thấy tự tin nhất, Long dự đoán làm được 44-45 câu. “Công dân và địa lý ổn vì địa lý đã có Alat, còn công dân thì em chỉ cần qua điểm liệt”.

Trong khi đó, Lưu Đức Phú, học sinh Trường THPT Tạ Quang Bửu cho rằng đề thi phù hợp. Đặc biệt, môn Lịch sử và Giáo dục công dân khá đơn giản. Còn môn Địa khó hơn một chút và cần tập trung nhìn Alat. Sử em mong được 8.5, địa và công dân mong 7-9, địa là môn em khá tự ti nhất.

“Môn công dân dễ, nhiều câu hỏi lý thuyết cần xử lý nhanh để tập trung những câu ví dụ. Ở những câu bài tập thì câu hỏi dài, nhiều dữ liệu không liên quan cần chọn lọc. Với môn này em đoán được trung bình khá”.

Môn Địa khá phân loại, cần học nhiều lý thuyết vì câu hỏi lý thuyết dày đặc. Những câu Atlat là những câu chống liệt.

So với 2 đề Địa lý và Giáo dục công dân thì đề Lịch sử dễ nhất, có những câu cho không điểm thí sinh. Ví dụ như câu giai đoạn 1951-1953 Việt Nam có chủ trương gì… Lịch sử học chút là làm được”, Phú khẳng định.

Chọn thi tổ hợp Khoa học Xã hội chỉ để xét tốt nghiệp, Nguyễn Đình Tuấn Minh, HS trường THPT Việt Đức nói rằng em làm bài cơ bản đủ trên điểm liệt cả 3 môn. Trong đó Lịch sử dễ nhất. “Sử nhiều câu hỏi kiến thức phần đầu tiên, chia theo phần năm, ở những câu hỏi đầu khá đơn giản. Kiến thức lịch sử thế giới và Việt Nam, trước kỳ thi em sợ môn sử sau kỳ thi nhẹ nhõm”.

Đề thi địa, lịch sử, giáo dục công dân cơ bản, nếu bạn nào xét địa cũng có thể đạt được điểm cao. Điểm số không chắc lắm nhưng đoán tên 7 dưới 9, em luyện đề nhiều và sử dụng alat.

Đánh giá về 2 ngày thi, nhiều thí sinh trong đó có Lưu Đức Phú cho rằng nhìn chung đề thi phân hóa cao nhất là toán. “Em làm được và dừng bước ở câu 36 để thử vận may của bản thân”.

Trong khi đó, Nguyễn Đình Tuấn Minh cho rằng kỳ thi này không áp lực bằng thi vào lớp 10 vì em đã đặt các nguyện vọng xét tuyển khác và không phụ thuộc nhiều vào kỳ thi tốt nghiệp.