60 năm qua, đồng hành cùng đất nước qua 2 cuộc chiến tranh vĩ đại, các thế hệ thầy trò trường Đại học Giao thông Vận tải đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong chặng đường vinh quang ấy, lớp lớp thầy trò luôn khắc ghi và tâm nguyện một điều nâng niu giá trị truyền thống , học hỏi, sáng tạo không ngừng để xứng đáng là trường Đại học hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo nhân lực Giao thông Vận tải. Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập trường VOV2 có cuộc phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông vận tải về định hướng phát triển của trường trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Phóng viên: Đại học Giao thông vận tải là trường có bề dày trong đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho lĩnh vực hạ tầng, kỹ thuật giao thông cho đất nước trong rất nhiều thời kỳ, cả thời chiến lẫn thời bình.Đặc biệt đang có những đóng góp tích cực trong việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước trong tình hình mới. Nhà trường đã và đang có xu hướng, định hướng phát triển của nhà trường trong thời gian tới ?

PGS.TS Nguyễn Thanh Chương: Trường Giao thông vận tải là trường có bề dày truyền thống, đặc biệt ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng, công trình giao thông, các lĩnh vực về cơ khí, điện tử phục vụ cho ngành giao thông vận tải trong thời gian vừa qua.

Năm 2022, nhà trường kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, có thể nói rằng trong suốt thời gian vừa qua, trong suốt chặng đường phát triển nhà trường thực hiện 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc song song với nhau.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, các ngành nghề của nhà trường vẫn luôn xác định cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đang diễn ra và trong thời gian tới.

Chính vì vậy, yêu cầu đối với nguồn nhân lực đối với các lĩnh vực này ngày càng cao. Đặc biệt khi thực hiện CNH 4.0 thì yêu cầu kỹ sư của ngành xây dựng công trình giao thông, ngành cơ khí, đặc biệt là ngành điện tử sẽ thực hiện các nhiệm vụ rất quan trọng là hỗ trợ cho ngành giao thông trong xây dựng công trình cũng như là trong các công trình trong các điều kiện khó khăn, các điều kiện địa lý khác nhau nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu chung trong xây dựng.

Thứ hai là lĩnh vực cơ khí, để phục vụ cho lĩnh vực cơ khí và điện tử. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận định trong thời gian vừa qua các ngành nghề này cũng đang gặp khó khăn trong việc thể hiện nguyện vọng của thí sinh đăng ký vào các ngành nghề này chưa cao.

Thế nhưng chúng tôi khẳng định với truyền thống của mình chúng tôi vẫn tập trung nâng cao chất lượng đào tạo của các ngành nghề liên quan đến kỹ thuật xây dựng các công trình giao thông, kỹ thuật xây dựng, các lĩnh vực về hạ tầng cơ sở, các lĩnh vực về cơ khí.

Có thể đến thời điểm này, trường Giao thông vận tải đã đổi mới chương trình, đổi mới các phương pháp, phương thức giảng dạy theo CDO, kiểm định các chương trình. Trên cơ sở đó có thể nói rằng thời điểm này trường Giao thông vận tải khẳng định các ngành thuộc lĩnh vực như kỹ thuật và các lĩnh vực quản lý dã được đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá. Đặc biệt là sát với thực tế, yêu cầu thực tế, đòi hỏi thực tế và có những lớp chương trình chất lượng cao để phục vụ cho chương trình xây dựng đất nước.

Đến thời điểm này đã có nhiều sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Việc làm ở đây là làm có thu nhập cao. Thứ hai sinh có những sinh viên sau khi tốt nghiệp đã khẳng định được vị trí công tác của mình và đặc biệt giữ vị trí quan trọng về kỹ thuật cũng như một số công trình.

Như chúng ta biết trong thời gian tới cao tốc Bắc-Nam đang được xây dựng, sân bay Long Thành, tiến tới xây dựng hệ thống đường sắt trên cao ở các đô thị cũng như hệ thống đường sắt cao tốc. Nếu như cái vấn đề hạ tầng của đất nước chúng ta đang cần và tiếp tục sẽ đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng để phát triển đất nước.

Một trong những điều kiện đó, nguồn nhân lực là cái đòi hỏi trong tương lai và chùng tôi xác định chất lượng đào tạo vẫn được đặt lên hàng đầu và phục vụ cho sự nghiệp đó.

Phóng viên: Hiện nay, song song với nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo, việc rất quan trọng nữa của các cơ sở giáo dục đại học là vấn đề nghiên cứu khoa học và đưa những nghiên cứu đó ứng dụng vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề của cuộc sống, ở trường GTVT đã được triển khai thực hiện như thế nào ?

PGS.TS Nguyễn Thanh Chương: Có lẽ song song với đào tạo, nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ vừa phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội nhưng cũng đồng thời quay ngược trở lại phục vụ cho quá trình đào tạo.

Vậy nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ nhà trường xác định là phát triển song song với đào tạo. Chính vì thế trong thời gian vừa qua nhà trường đã xác định xây dựng hệ thống, các nhóm nghiên cứu mạnh phục vụ cho các lĩnh vực xây dựng công trình, đặc biệt xây dựng công trình giao thông, vấn đề liên quan đến kết cấu công trình, sụt lún, vấn đề đang đặt ra ở thực tế

Vấn đề thứ 2 là vấn đề kỹ thuật cơ khí ô tô, trong thời gian vừa qua đã tập trung nghiên cứu về nhiên liệu sạch, tự động hóa trong quá trình sản xuất cũng như cung cấp, quá trình tự động hóa trong các nhà máy sản xuất xí nghiệp, đó là những hướng chính.

Bên cạnh đó, nhà trường đã có những nhóm nghiên cứu giải quyết các vấn đề giao thông đô thị như chống ùn tắc giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng. Đây là những lĩnh vực mà nhà trường đang quan tâm.

Có thể nói rằng những vấn đề đang đặt ra hiện nay, như vấn đề kết cấu, nhà trường đã có những nhóm nghiên cứu để góp phần vào sửa chữa mặt cầu Thăng Long, xử lý địa chất các công trình sụt lún, vấn đề kết cấu như là hầm, vấn đề công trình khó với điều kiện địa chất, khí hậu của Việt Nam.

Vấn đề thứ 2 là lĩnh vực cơ khí, có thể nói rằng trong lĩnh vực cơ khí nhà trường có thế mạnh về lĩnh vực cơ khí ô tô. Hiện nay những vấn đề như là lái xe tự động, vấn đề hỗ trợ trong quá trình sản xuất cũng như là quá trình bảo dưỡng sửa chữa phương tiện đang là những vấn đề nhà trường quan tâm.

Đến nay nhiều công trình của nhà trường cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng, đặc biệt là 2 thành phố lớn HN, Tp.HCM nhà trường đã tham gia giải quyết các vấn đề chống ùn tắc giao thông đáp ứng xây dựng vận tải công cộng, đáp ứng nhu cầu đi lại đã được hai thành phố đánh giá cao. Có những chính sách được đưa vào vận dụng hoạt động địa phương của mình.

Ngoài ra các tỉnh, thành phố khác cũng đã quan tâm, đã mời các nhóm nghiên cứu của nhà trường tham gia. Bên cạnh đó, nhà trường đã chủ động xây dưng chương trình cấp trường trọng điểm để khai thác tốt nhất thế mạnh giảng viên nhà trường. Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu, có vấn đề không chỉ một khoa mà nhiều khoa, có những vấn đề nghiên cứu một khoa phải kết hợp chuyên sâu và phụ trợ khác.

Tôi lấy ví dụ như vấn đề liên quan đến tự động hóa 4.0, các lĩnh vực như hệ thống giao thông thông minh, những vấn đề khác phải có sự tham gia của lĩnh vực xây dựng công trình, cơ khí, cơ điện tử, công nghệ thông tin.

Có thể nói rằng nhiều công trình, của nhà trường hiện nay đã khẳng định được vị thế, các đơn vị ngoài trường đã quan tâm, các doanh nghiệp cơ quan nhà nước đã quan tâm đến nhà khoa học của nhà trường. Đây là vấn đề chúng tôi đang tiếp tục phát triển song song với đào tạo.

Phóng viên: Công nghệ và KHKT trên thế giới đang phát triển không ngừng, chính vì thế chúng ta không bằng lòng những gì đang có mà phải luôn có tinh thần học hỏi. Lĩnh vực hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng nghiên cứu đào tạo được nhà trường thực hiện như thế nào trong thời gian qua và cũng có kế hoạch như thế nào trong thời gian tới?

PGS.TS Nguyễn Thanh Chương: Có thể nói rằng hợp tác quốc tế là nhiệm vụ cơ bản của nhà trường trong cả đào tạo và nghiên cứu. Chính vì thế trong thời gian vừa qua nhà trường cũng đã hợp tác với 60 tổ chức các trường đại học và các tổ chức quốc tế. Đặc biệt, liên quan đến các lĩnh vực đào tạo. Song song với đào tạo, hiện nay nhà trường đã có những công trình nghiên cứu thông qua các hiệp định thư, chương trình nghiên cứu của một số nước bạn đã có sự tham gia của nhà trường.

Lý do chính là đội ngũ giảng dạy của nhà trường được đào tạo ở các nước phát triển như châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,…Trên cơ sở đấy đội ngũ giảng viên của nhà trường đã được tham gia nghiên cứu.

Như chúng ta đã biết nghiên cứu khoa học hiện nay có tính chất toàn cầu hóa và xu hướng công nghệ luôn được nhà trường cập nhật. Thông qua các hội thảo và chương trình phối hợp nghiên cứu, đến nay nhiều chương trình như chương trình xây dựng phát triển hạ tầng cũng có sự tham gia của các chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc. Cùng với nhà trường giải quyết các vấn đề thực tế của Việt Nam, đây là những thế mạnh của nhà trường. Bên cạnh đó, như trước đây chúng tôi xử lý các vấn đề sụt lún cũng có các chuyên gia về Nga, Đức, hỗ trợ xử lý các vấn đề về xây dựng công trình.

Có thể nói rằng hợp tác quốc tế của chúng tôi cũng đặt ra vấn đề phải luôn luôn đổi mới, hợp tác thông qua các chương trình hội thảo, trao đổi,giao lưu là một trong những nhiệm vụ được quan tâm. Hằng nay các chương trình hội thảo quốc tế vẫn được diễn ra tại trường và trung tâm khác.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông.