Đại học Bách khoa Hà Nội là trường ĐH có quy mô đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ rất lớn. Từ nhiều năm nay, lãnh đạo nhà trường đã đánh giá rất cao tầm quan trọng của việc hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp. Nhiều hoạt động ký kết hợp tác giữa nhà trường với các Tổng công ty, các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế đã được thực hiện hiệu quả thông qua việc 2 bên cùng trao đổi và phối hợp điều chỉnh chương trình đào tạo, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trong chiến lược phát triển của trường mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp và các tập đoàn được đặt lên vị trí hàng đầu vì một số lý do: Ngoài việc hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo gắn chặt với thực tiễn và xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo gắn liền với các yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có kiến thức và kỹ năng phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Mặt khác nhà trường cũng phải đổi mới phương pháp giảng dạy cho sinh viên theo hướng tăng cường trải nghiệ, rèn cho sinh viên những phần thiếu hụt kỹ năng. Thời gian học trong nhà trường sinh viên chủ yếu tập trung học kiến thức, việc trải nghiệm thực tế rất cần có bàn tay hỗ trợ của các doanh nghiệp. Vì vậy nhà trường trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo phải phối hợp với các doanh nghiệp để tổ chức cho các em các chương trình đi thực tập, thực hành tại các doanh nghiệp một cách bài bản, có tổ chức, mục tiêu là làm sao giúp các em có thể trau dồi được nhiều kỹ năng. Bên cạnh đó, thông qua sự hợp tác này nhà trường tìm những vị trí việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp để có thể phát huy tối đa khả năng của các em khi ra trường. Việc này cũng hình thành mối quan hệ mật thiết kể từ lúc đưa sinh viên đi thực tập các em có thể làm quen với văn hóa doanh nghiệp nên khi ra trường đi làm có thể hội nhập ngay.

PGS.TS Phạm Xuân Anh – Phó Hiệu trưởng ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết: ĐH Xây dựng là một trong những đơn vị triển khai hợp tác với doanh nghiệp từ khá sớm. Hiện nay trường đã hợp tác chiến lược và toàn diện với hơn 80 Tổng công ty tập đoàn lớn trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp cũng như các chủ đầu tư. Việc hợp tác này giúp nhà trường cập nhật các công nghệ mới, các tiêu chuẩn mới trong lĩnh vực chuyên ngành và đổi mới chương trình đào tạo nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên. Sự hỗ trợ phối hợp giữa doanh nghiệp với nhà trường được chia thành nhiều giai đoạn: Giai đoạn 1, nhà trường đưa sinh viên đến doanh nghiệp thực tập từ năm thứ 2 để sinh viên biết quy trình làm việc của doanh nghiệp và hình dung ra công việc mình sẽ làm sau này. Cũng thời điểm đó nhà trường phối hợp với doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo, giai đoạn cuối cùng là đưa sinh viên năm thứ 3, năm thứ 4 xuống doanh nghiệp thực tập, cùng doanh nghiệp giải quyết vấn đề và định hình việc thục hiện đồ án tốt nghiệp mà đề tài chính là những vấn đề đãng diễn ra tại doanh nghiệp. Theo PGS. TS Phạm Xuân Ạnh “ Việc hợp tác này là quá trình tất yếu là xu thế của đào tạo Đại học trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới và trong tương lai vì nó rút ngắn được lý thuyết với thực tế và tạo được hứng khởi động lực để sinh viên tự học nhiều hơn, say mê hơn so với những phương thức đào tạo truyền thống .”

Trước những thách thức, những yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, mối quan hệ giũa nhà trường và doanh nghiệp đã trở thành mối quan hệ cơ hữu đôi bên cùng có lợi vì doanh nghiệp có thể tuyển dụng được những lao động chất lượng, không phải đào tạo lại còn nhà trường có điều kiện đổi mới chương trình đào tạo,không chỉ sinh viên mà cả giảng viên có cơ hội tiếp cận công nghệ mới, vật liệu mới và quy trình sản xuất mới, kỹ năng quản lý mới …để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) những năm gần đây đã chủ động kết nối với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng để năm bắt nhu cầu chuyển đổi chương trình đào tạo và mở những ngành mới có tính ứng dụng cao giúp sinh viên ra trường dễ tìm việc làm đặc biệt sinh viên các ngành toán, lý. Bên cạnh đó, việc bổ sung đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên cũng được nhà trường chú trọng thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế của sinh viên tại doanh nghiệp và việc nhà trường mời doanh nghiệp đến trường trực tiếp đào tạo cho sinh viên. Nhờ những hoạt động này, sinh viên được tuyển dụng ngay khi chưa tốt nghiệp và qua đó việc tuyển sinh của trường cũng đã được cải thiện nhất là đối với những ngành khoa học cơ bản.

Khoa học công nghệ đổi mới từng ngày, trong các cơ sở giáo dục Đại học dù đã được đầu tư quan tâm, các thầy cô giáo được đào tạo bài bản và cập nhật cái mới liên tục, nhiều trường Đại học có phòng thí nghiệm hiện đại nhưng vẫn không thể theo kịp sự phát triển của Khoa học công nghệ ngoài cuộc sống. Vì vậy, việc hợp tác với doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng đào tạo và cập nhật công nghệ mới, kỹ thuật mới cho cả thầy và trò, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng tuyển dụng được nhân lực chất lượng, đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp mà không phải mất thời gian đào tạo lại.

Trước những thách thức, những yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp đã trở thành mối quan hệ cơ hữu đôi bên cùng có lợi và là nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện toàn cầu hóa và sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.