Tại Hội nghị thường niên năm 2023 "Chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo Việt Nam đến năm 2030 chính sách và thực tiễn", GS.TS Trần Hồng Thái – Thứ trưởng Bộ KHCN chia sẻ: Đổi mới sáng tạo để phát triển Khoa học công nghệ là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Muốn đổi mới sáng tạo thành công cần phải nhìn thẳng vào thực tế nhìn nhận những hạn chế để xây dựng đề xuất chính sách, tạo cơ chế để thực thi trong toàn hệ sinh thái từ cơ quan quản lý nhà nước Viện nghiên cứu, trường ĐH và cộng đồng người dân.

Đánh giá về việc triển khai chiến lược KHCN giữa 2 ĐHQG Hà Nội và ĐH QG TP.HCM cùng 2 Viện Hàn Lâm KHXH, Viện Hàn Lâm KHCN Việt Nam, GS.TS Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ KHCN cho rằng: Chúng ta đang triển khai chiến lược Thủ tướng phê duyệt về phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo, đấy là một trong những vấn đê nòng cốt để chúng ta có thể đẩy mạnh mô hình sản xuất tăng trưởng để đạt mục tiêu phát triển của đất nước. Trong thời gian qua chúng ta đã cùng 2 ĐHQG và 2 Viện Hàn lâm đẩy mạnh những hoạt động này. Đây là việc nòng cốt, cần có sự nhìn nhận xuyên suốt, muốn đất nước phát triển, muốn KHCN phát triển cần có các trường ĐH lớn các đơn vị nghiên cứu. Điều này nằm trong Nghị quyết 29 của TƯ và sẽ là sự chỉ đạo xuyên suốt của Bộ chính trị và Ban bí thư. Với tinh thần đó, tin rằng 2 ĐHQG và 2 viện Hàn lâm hàng đầu với lĩnh vực xuyên ngành đa lĩnh vực từ Khoa học tự nhiên tới xã hội nhân văn sẽ tạo ra tổng lực để phát triển. Tôi nghĩ, không chỉ có lĩnh vực KHCN đổi mới sáng tạo mà mong muốn việc hình thành, ban hành các chính sách mới và các quyết định thực thi từ các chuyên gia đến từ 2 ĐHQG và Viện Hàn Lâm sẽ giúp bộ KHCN hình thành chính sách có tính khả thi cao, hiệu quả lớn tạo động lực phát triển cho KHCN nước nhà.

Tại Hội nghị này chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ và tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo. Thời gian vừa qua với sự hỗ trợ tư vấn của các chuyên gia từ 2 ĐHQG, 2 Viện Hàn lâm nhìn nhận những tồn tại cần tháo gỡ và chúng ta cũng nhìn thấy các mô hình phát triển KHCN từ quốc tế và mô hình xây dựng từ thực tiễn của VN để chúng ta cố gắng. Bên cạnh đó chúng ta cũng nghiên cứu các chính sách đang có sự chồng chéo chưa có sự cởi mở cho KHCN phát triển để chúng ta đưa vào luật, trong đó có chính sách về hội nhập quốc tế, có các cơ chế để các nhà khoa học tham gia đóng góp cho đất nước. Chúng ta sẽ cùng các nhà Khoa học xây dựng những đề án tốt, cơ chế tốt để thực thi và có thể triển khai tốt trong hệ sinh thái KHCN gồm các cơ quan quản lý nhà nước các viện Nghiên cứu các doanh nghiệp và cộng đồng người dân để cùng phát triển. Với tình hình thực tiễn hiện nay, 2 viện Hàn lâm, 2 ĐHQG đang giúp Bộ KHCN xây dựng triển khai những chương trình KHCN tầm quốc gia như chương trình phát triển Tây Bắc, chương trình Đông bằng sông Cửu Long, chương trình Lịch sử quốc gia, Chương trình nghiên cứu về xã hội nhân văn hiện nay đang triển khai tốt và kết quả đó từng bước được đưa vào cuộc sống. Hy vọng rằng sắp tới sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của các nhà Khoa học đến từ 2 Viện Hàn lâm và 2 ĐHQG chứ không phải chỉ tham gia các hội đồng, các đề tài, các chương trình nghiên cứu mà sẽ tư vấn trực tiếp trong quá trình hoạch định chính sách triển khai. Bộ KHCN cam kết đồng hành cùng 2 Viện và 2 ĐHQG thực hiện đúng chủ trương của Đảng nhà nước: Xây dựng các trường ĐH mạnh, các nhóm nghiên cứu mạnh góp phần thúc đẩy KHCN nước ta phát triển mạnh.

Việc xây dựng chính sách những bước đi, những mô hình, nội hàm đổi mới sáng tạo từ đó chúng ta sẽ làm rõ nội hàm quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo để chúng ta có định hướng chung các hoạt động đổi mới sáng tạo không chỉ ở khu vực cơ quan nhà nước mà ở cả hệ thống doanh nghiệp trong xu thế xã hội hóa được phát triển một cách mạnh mẽ.

GS.TS Trần Hồng Thái cũng khẳng định: Đổi mới sáng tạo hiệu quả cần có sự kết nối chặt chẽ giữa trường và viện. Đổi mới sáng tạo phải đi lên từ hoàn cảnh thực tiễn có sự liên kết giữa các Viện Hàn lâm và các trường ĐH phải có liên kết các hoạt động nghiên cứu khoa học giữa các khối ngành khoa học khác nhau giữa khoa học và đào tạo. Hiện nay Bộ GD-ĐT đã có khung chương trình đào tạo về môi trường, bảo vệ môi trường từng bước ứng dụng nội hàm đổi mới sáng tạo vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để chúng ta đào tạo ra nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo bài bản, có quy mô. Khi đó chúng ta mới thực sự phát triển tư duy đổi mới sáng tạo tư duy đó chỉ có được từ những vị trí việc làm khác nhau, quản lý nhà nước, quản lý Doanh nghiệp, vị trí Nghiên cứu khoa học, tác nghiệp, chuyển giao... Từ vị trí tư vấn của doanh nghiệp chúng ta đồng bộ tạo động lực phát triển Khoa học công nghệ.