Phòng chống tội phạm ma túy, cần phải chống nguồn cung, giảm nguồn cầu
Tại Hội nghị cung cấp thông tin về Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an tổ chức sáng 24/12, Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng C04 cho biết, cả nước có gần 1.000 đơn vị sản xuất, kinh doanh (nhập khẩu, xuất khẩu) tiền chất công nghiệp, thuốc và nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc.
Theo thống kê của Bộ Công an, tình hình người sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng gia tăng. Nếu năm 2017 phát hiện 128.760 người thì năm 2018 phát hiện 135.117 người, năm 2019 là 143.267 người sử dụng trái phép chất ma túy.
Số lượng nhập khẩu hàng năm tăng khoảng 10% so với năm trước. Năm 2021, số lượng nhập khẩu tiền chất công nghiệp khoảng 640.000 tấn, thuốc và nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc khoảng 15 tấn.
Nước ta đứng trước nguy cơ trở thành địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế. Ngày càng xuất hiện nhiều loại ma túy mới, gây rối loạn tâm thần, khó kiểm soát; việc sử dụng ma túy tổng hợp trong thanh niên, thiếu niên tăng nhanh, song chưa có giải pháp hiệu quả để khắc phục, ngăn chặn, đẩy lùi. Công tác cai nghiện và hỗ trợ sau cai còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp. Tội phạm và tệ nạn ma túy có nguy cơ trở thành hiểm họa, đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước, làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận nhân dân và làm phát sinh nhiều loại tội phạm, gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân.
Hiện công tác kiểm soát tiền chất, thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất trong hoạt động mua bán đến sản phẩm cuối cùng còn nhiều khó khăn. Đối với các đơn vị nhập khẩu về để kinh doanh thì không chỉ bán lại cho các đối tượng trực tiếp sử dụng mà còn bán cho nhiều đối tượng kinh doanh khác, các đơn vị này lại bán cho các đối tượng khác tạo thành một khâu trung chuyển phức tạp. Do đó, việc kiểm soát đến sản phẩm cuối cùng còn nhiều khó khăn. Việc kiểm soát đối với nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc chưa được thực hiện.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện cho biết:" Chúng ta có phòng và chống đi bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng phải hợp tác quốc tế để ngăn chặn, phải chấm dứt ngay việc thẩm lậu từ nước ngoài vào từ rất nhiều tuyến như đường bộ, đường biển, hàng không. Nếu cứ đấu tranh mãi, mà công tác phòng ngừa không tốt thì người nghiện còn nhiều, công tác phòng và chống phải đi đôi với nhau, phải chống nguồn cung và giảm nguồn cầu. Chính vì vậy Luật ma túy sửa đổi có hiệu lực chính là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng."
''Thực tế, đối với các đơn vị nhập khẩu về để kinh doanh thì không chỉ bán lại cho các đối tượng trực tiếp sử dụng mà còn bán cho nhiều đối tượng kinh doanh khác, các đơn vị này lại bán cho các đối tượng khác tạo thành một khâu trung chuyển phức tạp. Do đó, việc kiểm soát đến sản phẩm cuối cùng còn nhiều khó khăn. Việc kiểm soát đối với nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc chưa được thực hiện''.
Điểm mới của Luật phòng, chống ma túy năm 2021
Theo thống kê của Bộ Công an, tình hình người sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 2017 phát hiện 128.760 người, năm 2018 phát hiện 135.117 người, năm 2019 phát hiện 143.267 người sử dụng trái phép chất ma túy. Riêng năm 2020, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các lực lượng dồn sức chống dịch, nhiều địa phương áp dụng giãn cách, các dịch vụ không thiết yếu như quán bar, vũ trường, karaoke, khách sạn không được hoạt động nên số lượng người sử dụng ma túy mới bị phát hiện tăng không đáng kể.
Để nâng cao hiệu quả quản lý đối với mặt hàng này, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 (được Quốc hội thông qua tháng 3/2021, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022), đã bổ sung hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất vào kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
Một điểm mới đáng chú ý trong Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 là quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy.
Đây là chương được quy định mới, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy, góp phần ngăn chặn, hạn chế việc gia tăng người nghiện, giảm “nguồn cầu” về ma túy, cũng như các loại tội phạm.
Hình thức, địa điểm sử dụng đã thay đổi nhiều so với trước đây, người sử dụng ngày càng trẻ hóa và sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng. Nhiều đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp “ngáo đá” gây ra các vụ thảm án đặc biệt nghiêm trọng, gây bất an, bức xúc trong nhân dân. Trong khi đó, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định hiện hành chỉ bị xử phạt hành chính cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nên không đủ sức răn đe, ngoài ra, không có biện pháp quản lý nào khác.
Vì vậy, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đưa vấn đề quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy. Đây là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của họ. Thời hạn quản lý là 1 năm kể từ ngày có quyết định quản lý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Biện pháp cai nghiện ma túy được quy định tại Điều 28: Gồm cai nghiện ma túy tự nguyện và cai nghiện ma túy bắt buộc. Cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy. Cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập. So với luật cũ, luật mới không quy định cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng.
Điều 32 của Luật mới quy định: Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Để đảm bảo quyền con người, quyền tự do đi lại và cư trú theo quy định của Hiến pháp 2013 và phù hợp với Luật cư trú, Luật không phân biệt đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc giữa người có nơi cư trú ổn định và không có nơi cư trú ổn định. Tức là tất cả người nghiện, không phân biệt nơi cư trú, khi bị phát hiện là nghiện đều được đăng ký cai nghiện tự nguyện, nếu nghiện các chất dạng thuốc phiện thì được đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Theo quy định của Luật cũ thì người nghiện từ đủ 18 tuổi trở lên không có nơi cư trú ổn định thuộc trường hợp áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Tại Điều 34 cũng nêu rõ, các trường hợp người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tương tự như người từ đủ 18 tuổi trở lên, riêng trường hợp trong thời gian quản lý sau cai mà tái nghiện thì không đưa đi cai nghiện bắt buộc mà được cho đăng ký cai nghiện tự nguyện. Thời hạn cai nghiện bắt buộc cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là từ đủ 6 tháng đến 12 tháng.
Trung tá Hoàng Văn Hiều, Phó Trưởng phòng 2, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm học về ma túy nhấn mạnh: "Việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý hành chính, tức là lý lịch tư pháp của các em sẽ không bị ảnh hưởng gì cả. Tại điều 35 của Luật phòng chống ma túy năm 2021 cũng quy định khu cai nghiện cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là một khu riêng. Thực chất chúng ta cần hiểu đây là biện pháp phòng ngừa để giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng chất ma túy nữa, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm của họ. Thời hạn quản lý là không quá 1 năm kể từ ngày có quyết định quản lý. Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp lập danh sách và chủ trì quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú tại địa phương. Quy trình quản lý tương đối chặt chẽ, gắn với gia đình, cộng đồng để từ đó giảm cầu ma túy".
Theo thống kê của Bộ Công an, tình hình người sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng gia tăng. Cụ thể: năm 2017 phát hiện 128.760 người, năm 2018 phát hiện 135.117 người, năm 2019 phát hiện 143.267 người sử dụng trái phép chất ma túy. Riêng năm 2020, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các lực lượng dồn sức chống dịch, nhiều địa phương áp dụng giãn cách, các dịch vụ không thiết yếu như quán bar, vũ trường, karaoke, khách sạn không được hoạt động nên số lượng người sử dụng ma túy mới bị phát hiện tăng không đáng kể.
Hình thức, địa điểm sử dụng đã thay đổi nhiều so với trước đây, người sử dụng ngày càng trẻ hóa và sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng. Nhiều đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp "ngáo đá" gây ra các vụ thảm án đặc biệt nghiêm trọng, gây bất an, bức xúc trong nhân dân. Trong khi đó, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định hiện hành chỉ bị xử phạt hành chính cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nên không đủ sức răn đe, ngoài ra, không có biện pháp quản lý nào khác.