Kéo dài chân là một kỹ thuật khó trong chuyên ngành chấn thương chỉnh hình mà không phải bệnh viện nào cũng đủ chuyên môn và hệ thống trang thiết bị y tế để thực hiện được.

Trước đây, phương pháp thực hiện là cắt xương, xuyên 8 đinh qua xương và lắp khung bên ngoài để căng dãn từ từ với tốc độ 1mm/ngày. Sau đó bệnh nhân phải mang khung chờ nhiều tháng tiếp theo để xương liền chắc.

Từ năm 2019, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiến hành phương pháp mới, với thời gian mang khung ít hơn, chỉ khoảng 3 tháng và sử dụng đinh nội tủy. Điều này không chỉ giúp các bệnh nhân thuận tiện hơn trong sinh hoạt cuộc sống mà giảm thiểu đáng kể nguy cơ nhiễm trùng chân đinh. TS Nguyễn Văn Lượng, Khoa Chấn thương Chỉnh hình Tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: thời gian điều trị không dài, chỉ cần 1.5 tháng cho mỗi cm chiều cao tăng thêm, nếu bạn kéo dài chiều cao 8 cm thì sẽ cần nghỉ điều trị trong 1 năm. Trong thời gian điều trị theo phương pháp mới cũng không yêu cầu chỉ nằm bất động, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân vận động nhẹ. Thời gian nằm viện cũng rất ngắn, ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chỉ trong 3 – 4 tuần bệnh nhân có thể xuất viện.

Thời gian đeo khung cố định rút ngắn nên nhu cầu “chỉnh sửa” cũng tăng lênrung bình mỗi năm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiến hành phẫu thuật, kéo dài chân cho khoảng 30-40 trường hợp. Theo TS Nguyễn Văn Lượng có hai nhóm có nhu cầu kéo chân, gồm kéo dài chân bệnh lý và nhóm thẩm mỹ. Và trường hợp nam thanh niên ở Vĩnh Phúc là ca chỉnh sửa với độ dài cao nhất từ trước đến nay – 18cm.

"Khó khăn nhất của ca này là mức kéo dài lớn nên nhiều nguy cơ như co rút gân gót, cứng duỗi khớp gối, liền xương kém; vừa kéo dài vừa chỉnh biến dạng ở chân, đồng thời kéo dài trên một cẳng chân trước đây đã được kéo dài một lần... Bên cạnh đó, xương chày ở cẳng chân bị cong vẹo nên rất khó đóng đinh nội tủy. Cổ chân biến dạng, thiểu sản mắt cá ngoài, khớp háng trái biến dạng nên có nguy cơ sai khớp khi kéo" - BS Lượng chia sẻ về trường hợp đặc biệt này.

Lúc 8 tuổi, bệnh nhân quê Vĩnh Phúc, đã được tạo hình lại khớp háng trái. Năm 10 tuổi, anh được kéo dài cẳng chân trái 4 cm. Tuy nhiên, chân trái kém phát triển nên tiếp tục ngắn hơn chân phải, vẹo ra sau. Đồng thời, khớp háng bên trái của bệnh nhân biến dạng phức tạp.

Học xong đại học, chân trái của bệnh nhân thấp hơn, lệch 18 cm so với chân phải. Ngoài ra, khớp cổ chân trái biến dạng, mắt cá ngoài bị kéo lên cao 1,5 cm, khiến bàn chân vẹo ra ngoài, cẳng chân trái cong vẹo ra sau. Với biến dạng phức tạp như vậy, các bác sĩ phải chỉnh thẳng đồng thời kéo dài cẳng chân và đùi cho bệnh nhân theo hai phương pháp khác nhau.

Sau gần một năm chỉnh sửa, tái khám lần gần nhất vào tháng trước, hai chân của bệnh nhân này đã bằng nhau, đi lại bình thường. Chia sẻ cụ thể về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình, bệnh nhân cho biết: "em đã có thể đi bộ được tới 3 km trên chính đôi chân của mình mà không cần dụng cụ hỗ trợ. Em có thể leo cầu thang mà không cần phải vịn và đi lại thì nói chung là tương đối ổn".

TS Nguyễn Văn Lượng nhận định: việc phẫu thuật kéo dài chân ở Việt Nam hiện nay có thể được coi là khá an toàn. Xác suất thất bại của các ca phẫu thuật kéo dài chân ở Việt Nam hiện nay cũng rất ít, trong hơn 10 năm qua, các bác sĩ cho biết không có ca điều trị thất bại, bị biến dạng xương bàn chân, khung xương…

Thông thường độ tuổi kéo dài chân là nam dưới 40 nữ dưới 35. Đây là giai đoạn xương đã hết tuổi phát triển và có khả năng phục hồi tốt. Nhiều người bị hạn chế về chiều cao rất muốn thực hiện loại hình phẫu thuật này song lo sợ đau đớn. Thực tế, bệnh nhân chỉ đau tại vết mổ, hoặc trong quá trình đeo khung cố định bị viêm chân do đinh xuyên qua da, song trường hợp này ít xảy ra.

Tại sao khó sử dụng khung tự giãn trong kéo dài chân ở Việt Nam:

TS Nguyễn Văn Lượng cho biết, để kéo dài chân hiện có 3 phương pháp: phương pháp cổ điển, phương pháp sử dụng đinh nội tủy và sử dụng khung tự giãn. Với phương pháp cổ điển, bệnh nhân phải mang một chiếc khung cố định, cồng kềnh với chu vi tới 4.5 mm trong thời gian dài. Ở phương pháp thứ 2: chỉ cần mang khung trong 3 tháng và sử dụng định nội tủy, nhờ đó giúp quá trình vận động thuận tiện hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng chân đinh tối đa. Kéo dài chân bằng khung tự giãn có một số nhược điểm

  • Đinh tự giãn chi có kích thước khá to. Chỉ phù hợp với những bệnh nhân có đường kính ổng tuỷ của xương từ 10,5 mm trở lên. Trong khi trung bình của người việt là khá nhỏ. Đặc biệt những bạn có chiều cao thấp thì đường kính lại khá nhỏ khoảng 9mm ở xương chày và 10 mm ở xương đùi.
  • Đinh tự giãn sau mổ vẫn phải có sự trợ giúp ví dụ sử dụng nạng, hoặc khung tập đi ... Do định nội tuỷ là đinh rỗng nên nhược điểm là khả năng chịu lực kém hơn. Có một số trường hợp cá biệt là bị kẹt khung, gãy khung
  • Chi phí quá cao không phù hợp với điều kiện người Việt.