Theo TS.BS Phạm Thúy Hòa – Viện trưởng Viện Dinh dưỡng ứng dụng, nguyên Giám đốc Trung tâm đào tạo dinh dưỡng và thực phẩm, Viện Dinh dưỡng quốc gia, enzyme là chất xúc tác sinh học được cấu tạo bởi chất protein cơ bản, nằm trong tế bào sinh học, tham gia vào mọi hoạt động thiết yếu như vận chuyển các chất, đào thải chất độc, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Enzyme không chỉ có trong nước bọt mà còn xuất hiện trong dịch tiêu hóa của suốt quá trình tiêu hóa. Thậm chí mỗi loại enzyme còn có chức năng phân giải những loại hợp chất khác nhau trong thức ăn. Enzym gồm có 20% vi khuẩn có lợi, 30% vi khuẩn có hại và 50% vi khuẩn trung gian.

“Enzyme trung gian có giúp cho việc phát sinh những lợi khuẩn hay không phụ thuộc vào chế độ ăn uống, chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể có hợp lý hay không. Bởi vì mỗi loại enzyme tiêu hóa đóng một vai trò cụ thể trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Như ezym Amylase có trong nước bọt, giúp phân hủy tinh bột thành đường đơn giản để hỗ trợ tiêu hóa. Enzym Glucoamylase giúp phá vỡ liên kết của các loại tinh bột thông thường trong chế độ ăn uống để giúp hình thành carbohydrate đơn giản. Enzym Lipase do tuyến tụy sản xuất giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ chất béo. Enzym Phytase tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa acid phytic…” – TS.BS Phạm Thúy Hòa cho biết.

Tuy nhiên, thói quen ăn uống không khoa học của nhiều người hiện nay đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc hấp thu enzyme. Ví dụ như việc ăn giảm tinh bột dẫn tới cơ thể thiếu chất glucose.

“Chế độ không ăn cơm nhưng lại tăng thịt động vật lên là sai. Ăn nhiều thịt gây toan, tăng axit nhưng lại hạ pH trong dạ dày làm mất canxi, magie. Nhiều người còn có thói quen uống trà thay nước lọc. Chất Tannin trong trà khi vào dạ dày chuyển sang axit latic gây bào mòn dạ dày, axit cũng là môi trường phát triển tế bào ung thư. Việc ăn uống không đúng làm những enzyme dự trữ không còn tồn tại. Những người có làn da không căng, hay bị ợ hơi, ợ chua… là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hấp thu thực phẩm sai cách, tạo axit nhiều, làm cho dạ dày xơ cứng, chặn việc đào thải, độc tố, tiết ra các men tiêu hóa ở dạ dày, khiến các vi khuẩn không có lợi phát triển” – TS.BS Phạm Thúy Hòa nhận định.

Thời gian qua, số bệnh nhân đến khám về các bệnh đường tiêu hóa như dạ dày, táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày, bệnh trĩ, rối loạn tiêu hóa… đang gia tăng. Đối tượng mắc bệnh có đủ từ trẻ nhỏ đến người già mà nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý.

Trường hợp của Nguyễn Thùy Anh, 24 tuổi ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội là ví dụ điển hình. Thùy Anh cho biết em 24 tuổi, cao 1m60 nhưng chỉ nặng 40kg cho biết, để tăng cơ và tăng cân, em đã làm theo lời khuyên của nhiều người là đi tập thể hình. Tại đây, em được một nhân viên hướng dẫn ngoài chế độ luyện tập, để tăng cân em nên uống thêm một loại sữa thực phẩm chức năng, ăn theo chế độ và tăng cường ăn thịt đỏ. Áp dụng được một thời gian thì em lên được 5kg, thế nhưng sau đó thì mặt em bị nổi mụn nhiều và rối loạn tiêu hóa:

“Em được các anh giới thiệu uống sữa tăng cân vừa tăng cân vừa tăng cơ. Uống được 1 năm, do cơ địa nóng thì phải dừng lại, mặt nổi mụn và rối loạn tiêu hóa” – Thùy Anh cho biết.

Vì vậy, mọi người nên uống đủ nước, tăng cường ăn trái cây, rau củ, ngũ cốc, tinh bột, thực phẩm có nguồn gốc động vật để bổ sung enzyme cần thiết cho cơ thể.

Việc bổ sung men tiêu hóa một cách tùy tiện cũng có thể làm ức chế sự phát triển lợi khuẩn sẵn có, rối loạn cân bằng men nguyên gốc. Do đó, khi có vấn đề về đường tiêu hóa, mọi người nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn uống đúng loại và bổ sung hàm lượng phù hợp.