Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Đó cũng chính là lý do mà từ hơn 20 năm trước, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt dự án Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với mong muốn làm sao “tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em…”.
Làng VHDLCDTVN, một công trình đồ sộ của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch với nguồn đầu tư “khủng” từ ngân sách Nhà nước lên tới hàng nghìn tỷ đồng, đến hôm nay đã tròn 10 năm chính thức đi vào hoạt động.
Vậy sau 10 năm, Làng đã đem lại những giá trị gì cho nền văn hóa nói chung, công tác bảo tồn, tôn vinh di sản nói riêng? Hay chỉ là những bất cập trong cách thức quản lý, vận hành của một “mô hình nghìn tỉ” lãng phí và không xứng tầm?
Cùng đi tìm câu trả lời qua loạt phóng sự với nhan đề “Nước mắt bảo tồn”.
Bài 1: Giấc mộng “ngôi nhà chung” hé mở câu chuyện của chính những người trong cuộc - những “nghệ nhân về Làng” - với rất nhiều nỗi niềm, tâm tư chất chứa.
Mời nghe âm thanh tại đây: