Những năm gần đây, hình thức lồng ghép quảng cáo trong phim điện ảnh, phim truyền hình, web series hay các MV ca nhạc… được ngành truyền thông marketing định danh bằng khái niệm “product placement”. Khán giả dần quen thuộc với những bộ phim mà trong đó nhân vật thường xuyên sử dụng đồng hồ, xe hơi, mỹ phẩm, đồ ăn… của một thương hiệu nổi tiếng - đồng thời là nhà tài trợ bộ phim. Quảng cáo trong phim ảnh đem đến nhiều lợi ích cho cả nhà đầu tư lẫn người sản xuất.

Trong khi doanh nghiệp được tăng độ nhận diện thương hiệu mà không bị nhận định quảng cáo, nhà sản xuất lại có thêm vốn đầu tư để phim chỉn chu hơn. Chẳng hạn như trong loạt phim Transformer, các nhân vật rất hay dùng điện thoại hay máy tính của Apple; loạt phim này cũng được xem là show diễn của ngành công nghiệp ôtô Mỹ với những nhãn hiệu như Chevrolet Camaro đời 2016, Mercedes-AMG GTR đời 2018...

Sở hữu ngành công nghiệp điện ảnh mạnh nhất thế giới, không ngạc nhiên khi Hollywood tiên phong lồng ghép sản phẩm vào phim ảnh từ hàng chục năm qua. Một trong những dòng phim lâu đời thành công với phương pháp này phải kể đến loạt phim Điệp viên 007. Ngay từ bộ phim đầu tiên - Dr No ra mắt năm 1962, nhiều nhãn bia, hãng hàng không, vũ khí… đã xuất hiện cùng chàng điệp viên điển trai. Hình ảnh chàng James Bond đào hoa gắn liền với nhiều thương hiệu xe sang, đồ uống có cồn, thời trang, thể thao, đồng hồ, công nghệ, khách sạn nghỉ dưỡng… Hollywood Branded đánh giá “dòng phim 007 là ông vua của nghệ thuật lồng ghép sản phẩm”.

Sở dĩ nhiều thương hiệu đổ tiền tài trợ để xuất hiện chỉ vài giây trong các bộ phim về chàng điệp viên Anh Quốc là bởi nhà sản xuất luôn biết cách lồng ghép nhãn hàng một cách tinh tế, không gây phản cảm cho người xem. Hình thức lồng ghép sản phẩm này ngày càng chiếm ưu thế và được nhiều nhãn hàng ứng dụng hơn quảng cáo bằng TVC truyền thống vì một vài lợi ích: Quảng cáo truyền thống ngày càng gây ác cảm cho người xem; khi lồng ghép trong phim - MV ca nhạc, tâm lí "phòng thủ" người xem xuống thấp vì thế dễ chuyển đổi thành hành vi mua hàng hơn.

Không chỉ bộ phim, MV ca nhạc có lợi khi kết hợp với các nhãn hàng, ở góc độ ngược lại, khi một sản phẩm văn hóa giải trí gắn liền với thương hiệu nhất định – chẳng hạn như những chiếc xe Chevrolet Camaro gắn với nhân vật Bumblebee trong loạt phim Transformer – cũng đem đến giá trị cho thương hiệu đó, khai sinh ra một dòng sản phẩm mới: Xe hơi Chevrolet Camaro Bumblebee. Hay một số ví dụ khác là điện thoại Samsung Galaxy Note Batman, chuột Spider Man...

Tại Việt Nam, công thức "product placement" gần đây cũng được nhiều nhãn hàng áp dụng.

Nhãn hàng Việt bắt tay cùng nghệ sỹ

• Sơn Tùng MTP là ca sỹ có catxe cao nhất nhì V-Pop. Một số MV ca nhạc của Sơn Tùng từng có sự xuất hiện của Oppo, nhãn hiệu điện thoại di động Trung Quốc đánh vào tầng lớp học sinh sinh viên.

• Cách đây không lâu, Vietnam Airlines – Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam – đã kí kết hợp tác với Space Speakers Group –studio của những nghệ sỹ Binz, Hoàng Touliver, Rhymastic, Justatee, Binz, Soobin Hoàng Sơn, SlimV... để làm cố vấn âm nhạc, dùng âm nhạc như một dấu hiệu nhận biết thương hiệu tạo sự khác biệt cho hãng. Rất có thể, trong các sản phẩm âm nhạc tương lai của Space Speakers Group sẽ có sự xuất hiện của một vài sản phẩm đến từ Vietnam Airlines

• Nescafé cùng Touliver, Mỹ Anh ra mắt album kể chuyện về nông trại cà phê bền vững. Album này gồm 4 bài, được đặt tên là Nâng niu lắm, Thiên nhiên ơi. Thông qua âm nhạc - ca từ khơi gợi cho người nghe tình yêu thiên nhiên, cảm xúc khi hòa mình cũng thiên nhiên, từ đó nhấn mạnh vào giá trị cốt lõi mà Nescafe nhắm đến: Khai thác thiên nhiên để tạo nên những hạt café ngon.

Cùng tiến sỹ Bùi Nguyên Bảo, giảng viên thỉnh giảng Học viện Ngoại giao, Đại học Văn hóa, chuyên gia công nghiệp và ngoại giao văn hóa đánh giá, phân tích sự tham gia của các nhãn hàng trong các sản phẩm văn hóa giải trí, từ đó tạo thêm giá trị gia tăng, hướng đến mục tiêu đến năm 2030 doanh thu từ các ngành Công nghiệp Văn hóa đạt 7% GDP:

Nghe âm thanh tại đây: