PV: Thưa ông, những ngày qua phải nói là những ngày đau thương khi chúng ta mất đi những người dân, những quân nhân ở vùng bão lũ. Mưa lũ và sạt lở vốn không phải chuyện lạ nhưng với tần suất lớn như vậy, ông có suy nghĩ gì?
Ông Vương Xuân Nguyên: Là người làm trong lĩnh vực cảnh quan thiên nhiên môi trường tôi luôn suy nghĩ về lối sống hòa đồng với thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên và cần có biện pháp khai thác thiên nhiên một cách hợp lý. Tai họa xảy ra trên diện rộng thì một phần là thiên tai nhưng có cả phần nhân tai, trong đó có liên quan đến vấn đề giao cho tỉnh phê duyệt những dự án thủy điện nhỏ. Ngay như trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, riêng ở huyện Phong Điền có 7 thủy điện được phê duyệt. Mới có 4 thủy điện hoạt động chúng ta đã thấy rõ những tác động tới môi trường. Tới đây, Quốc hội cũng như cơ quan chức năng sẽ phải nghiên cứu, tính toán lại những tác động liên vùng.
PV: Vậy ông có thể phân tích cụ thể việc khai thác tài nguyên thiên nhiên tác động tới môi trường như thế nào?
Ông Vương Xuân Nguyên
PV: Để cuộc sống an toàn hơn, giảm thiểu mất mát người và của như vừa qua thì bản thân ý thức mỗi người phải ra sao?
Ông Vương Xuân Nguyên: Có một hình ảnh rất rõ ràng thường được giáo dục ở Nhật Bản. Đó là chúng ta đi trên một con thuyền to mà mỗi người dùng một cái cưa giành giật những mẩu gỗ trên thân thuyền để làm một cái thuyền nhỏ riêng, chưa kịp làm xong, thuyền to đã đắm rồi. Chính vì thế, việc giáo dục ý thức cộng đồng phải làm ngay từ vỡ lòng, liên tục đưa vào mới thành nền tảng. Nói như GS Hoàng Tụy: "trong mọi tư duy phải tính được tối ưu toàn cục". Năng lực cán bộ phải được đánh giá ở việc có phê duyệt các dự án gắn với phát triển bền vững hay không. Tránh việc phát triển phi hệ thống sinh thái, chỉ đạt được những lợi ích mang tính nhiệm kỳ mà ở đó sẽ rất tai hại cho trung và dài hạn.
PV: Xin cám ơn ông.