Mượn vốn Nhà nước để đổi đời:

Năm 2017, phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, anh Nguyễn Hoàng Vũ, cư trú tại ấp Tân Định 2, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh bị tuyên án 8 năm tù. Do cải tạo tốt, anh Vũ được ra tù trước hạn. Trở về nhà, không có nghề và việc làm ổn định, gia đình chỉ lo Vũ quay lại con đường phạm tội trước kia. Nắm bắt được thông tin, công an địa phương và hội đoàn thể tại xã đã tới hướng dẫn anh Vũ vay vốn chương trình tín dụng cho người chấp hành xong án phạt tù tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Cầm 50 triệu trong tay, anh Vũ và bạn chung vốn thuê mặt bằng mở tiệm sửa xe tại ấp Tân Định 2. Chăm chỉ, chịu khó, lượng khách hàng lựa chọn tiệm sửa xe của anh khá đông, mang lại thu nhập mỗi tháng cho anh Vũ khoảng 8 triệu đồng, đủ chi tiêu sinh hoạt hàng ngày.

Cũng bắt đầu từ số vốn 50 triệu vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2017, đến nay, anh Nguyễn Văn Minh ở ấp Phước Lập, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đầu tư vào xây dựng chuồng trại và mua được 02 con bò cái sinh sản cùng 10 con heo giống lai rừng. Đến nay 50 triệu ban đầu đã nảy nở thành đàn lợn rừng lai 50 con và 04 con bò cái sinh sản và đàn gà thịt, gà thả vườn, mỗi tháng mang về cho gia đình anh thu nhập trên 10 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 02 lao động. Lãi suất vay thấp, thời gian vay kéo dài, phân kỳ trả nợ nên anh Minh yên tâm sản xuất, làm ăn, tiền tích cóp cho con cái học hành, sửa nhà, mua sắm đồ dùng sinh hoạt.

Nỗ lực vươn lên của người dân có sự đồng hành của cả hệ thống chính trị:

Quá trình vay vốn làm ăn của anh Vũ, anh Minh luôn có sự đồng hành của các cấp hội đoàn thể và chính quyền địa phương. Ban đầu là giới thiệu, phổ biến về chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước rồi hướng dẫn tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn, được tư vấn sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả, được tham gia các lớp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, được giới thiệu đi học nghề ở địa phương để có được kiến thức sản xuất kinh doanh. Cũng nhờ vay vốn mà người dân được tiếp cận các dịch vụ tài chính vi mô, có ý thức tiết kiệm, tạo lập nguồn vốn dữ trự cho gia đình, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Hơn 20 năm triển khai tín dụng chính sách, đặc biệt, kể từ 2014, khi có Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với hoạt động tín dụng chính sách, vai trò vào cuộc đồng hành cùng người dân của các cấp đảng, chính quyền và hội đoàn thể ở Tây Ninh càng thể hiện rõ.

Phát biểu của bà Lưu Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Hội LH Phụ nữ tỉnh Tây Ninh về hiệu quả của tín dụng chính sách với hội viên phụ nữ:

Hộ nghèo ở Tây Ninh giảm từ 6.117 hộ, chiếm tỷ lệ 2,1% đầu năm 2016 xuống còn 512 hộ, chiếm tỷ lệ 0,16% cuối năm 2023. Hộ cận nghèo giảm từ 6.467 hộ, chiếm tỷ lệ 2,22% đầu năm 2016 xuống còn 1.571 hộ, chiếm tỷ lệ 0,49% cuối năm 2023.

Tổng số xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đến 30/4/2024 là 61 xã, đạt tỷ lệ 85,91%; 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, chiếm 23,94%; 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt tỷ lệ 85,91%.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở, ngành có liên quan và các tổ chức CT-XH nhận ủy thác các cấp triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 401/QĐ-TTg và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tiếp tục quan tâm cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn góp phần triển khai các nghị quyết đặc thù về Chương trình Mục tiêu Quốc gia.

Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội cũng không ngừng được củng cố và nâng cao. Ông Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, UBND tỉnh thường xuyên theo dõi và chỉ đạo Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp tăng cường chỉ đạo và phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác các cấp tập trung thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội; chú trọng việc chấp hành các thủ tục, quy trình nghiệp vụ; nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch tại cấp xã, chất lượng công tác ủy thác và hoạt động của Tổ TK&VV; đôn đốc thu hồi, xử lý kịp thời nợ đến hạn, nợ quá hạn; thực hiện đối chiếu, phân loại nợ 100% khách hàng còn dư nợ theo định kỳ 3 năm/lần; rà soát, xử lý nợ bị rủi ro theo đúng quy định.

Ông Dương Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết về kết quả chỉ đạo, phối hợp thực hiện tín dụng chính sách với các chương trình mục tiêu quốc gia:

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh cũng thường xuyên quan tâm chỉ đạo Uỷ ban MTTQ các cấp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, đồng thời phối hợp với NHCSXH tỉnh trong công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đảm bảo tất cả người dân có nhu cầu vay vốn, đủ điều kiện theo quy định phải được xem xét cho vay; phối hợp triển khai các hoạt động giám sát và phản biện xã hội nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội; phối hợp vận động các nguồn lực hỗ trợ người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

Nguồn vốn NHCSXH Trung ương 2.983,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 71,4%/tổng nguồn vốn, tăng 1.776,6 tỷ đồng so với năm 2014.

- Nguồn vốn NHCSXH tỉnh Tây Ninh huy động được Trung ương cấp bù lãi suất: 662,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,8%/tổng nguồn vốn, tăng 527,7 tỷ đồng, gấp 3,9 lần so với năm 2014.

- Nguồn vốn nhận ủy thác từ Ngân sách địa phương 535,2 tỷ đồng, chiếm 12,8% tổng nguồn vốn, tăng 483,2 tỷ đồng so với năm 2014.

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh cũng đã thực hiện vận động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đóng góp để thực hiện hỗ trợ lãi suất cho đảng viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn tại NHCSXH. Đến nay, toàn tỉnh đã tiếp nhận được 6,4 tỷ đồng chuyển vào tài khoản của Ban Tổ chức Tỉnh ủy mở tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh. Qua 2 năm triển khai thực hiện, toàn tỉnh đã hỗ trợ lãi suất cho 44 đảng viên với số tiền 127 triệu đồng.

Hiệu quả thiết thực từ đồng vốn tín dụng chính sách:

Đến 30/4/2024, các tổ chức chính trị xã hội tại Tây Ninh đang thực hiện ủy thác 14 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ là 4.162,4 tỷ đồng (tăng 2.780,1 tỷ đồng so năm 2014), với 120.174 hộ vay, chiếm 99,83% tổng dư nợ (với 2.655 Tổ TK&VV đang còn dư nợ); nợ xấu 24,0 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,58%), trong đó nợ quá hạn là 7,8 tỷ đồng (tỷ lệ 0,19%).

Ông Đào Anh Tuấn, Giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh Tây Ninh cho biết, trong những năm qua, chất lượng tín dụng chính sách ở Tây Ninh luôn được duy trì ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp. Năm 2014 nợ quá hạn là 0,69% trên tổng dư nợ, đến 31/12/2019 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,3% giảm 0,39% so với cuối năm 2014; đến 30/4/2024 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,19%, giảm 0,5% so năm 2014. Đến nay, toàn tỉnh có 17/94 xã và 2.254/2.655 Tổ tiết kiệm và vay vốn không có nợ quá hạn.

Nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương cấp trong giai đoạn 2014 - tháng 4/2024 đã giúp cho 293.843 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách ở Tây Ninh được vay vốn với số tiền 7.631,4 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến 30/4/2024 đạt 4.169,3 tỷ đồng, dư nợ tăng 2.780,3 tỷ đồng so với thời điểm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW (năm 2014). Trong đó giúp cho hơn 18,7 nghìn lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo, vươn lên thoát nghèo bền vững; hỗ trợ cho gần 19,0 nghìn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn, giảm gánh nặng về chi phí cho hộ gia đình; tạo cho hơn 67,0 nghìn lao động có được việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống; hỗ trợ cho vay xây dựng hơn 362 căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm giúp xây mới, sửa chữa nhà, mua nhà ở xã hội để ở đảm bảo an cư lập nghiệp; giúp cho các hộ gia đình nông thôn xây dựng hơn 308 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh, nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn…

Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Châu cho biết về hiệu quả tín dụng chính sách trên địa bàn huyện biên giới:

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đầu tư đến 100% các ấp, khu phố trên địa bàn toàn tỉnh, đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi và kịp thời. Vốn tín dụng chính sách có vai trò quan trọng và góp phần đáng kể vào giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Ninh trong từng giai đoạn, cụ thể: giai đoạn 2011-2015 giảm từ 4,27% xuống 2,08%, giai đoạn 2016-2020 theo tiêu chí nghèo đa chiều giảm từ 2,08 % cuối năm 2015 xuống 0% vào cuối năm 2020 và đến hết năm 2023 toàn tỉnh còn 512 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,16%.

Đánh giá của Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng về triển khai Chỉ thị 40 đối với tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Tây Ninh: