Cơ kỹ thuật và tự động hóa là một trong những lĩnh vực đào tạo thu hút sinh viên không chỉ bởi chương trình đào tạo tiên tiến mà còn vì cơ hội việc làm rộng mở sau khi tốt nghiệp. 96% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo này. Đây là những chia sẻ của PGS.TS Phạm Mạnh Thắng, Chủ nhiệm khoa cơ học kỹ thuật và tự động hóa trường Đại học Công nghệ (Đại quốc gia Hà Nội).
Phóng viên: Ông có thể giới thiệu một chút về các ngành đào tạo của khoa mình?
PGS.TS Phạm Mạnh Thắng: Khoa cơ kỹ thuật và tự động hóa được thành lập từ năm 2004 trên cơ sở Trung tâm bồi dưỡng cơ học và khoa công nghệ trường đại học công nghệ. Khoa hiện nay đào tạo ba ngành ở bậc đại học : ngành cơ điện tử, ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và ngành cơ học kỹ thuật. Được xây dựng và vận hành theo mô hình hợp tác trường, viện, doanh nghiệp, chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở các nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, cán bộ giảng dạy có thể đến từ trường ĐH, từ các viện nghiên cứu đầu ngành của Việt Nam cũng như là một số chuyên gia đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Mô hình này vận hành gần 18 năm nay và chúng tôi thấy rằng mô hình hoạt động rất là hiệu quả. Tại vì sinh viên ra trường đáp ứng được một lượng kiến thức cũng như là các kỹ năng mà các doanh nghiệp cần. Ngoài ra thì chúng ta cũng khai thác được nguồn chất xám rất là lớn của các thầy cô tại các viện nghiên cứu. Nếu các thầy cô chỉ có nghiên cứu không thì kiến thức nó chỉ dành cho nghiên cứu nhưng khi đã truyền bá cho sinh viên thì sinh viên có thể gặt hái kiến thức rất là tốt. Như vậy trong cả quá trình đào tạo và vận hành các cái công việc ở khoa tôi thấy rằng sinh viên, điểm chuẩn thi vào khoa rất là cao và khi ra trường thì có đến khoảng trên 96 % sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành thì cái mức lương rất là hấp dẫn sau 6 tháng khi tốt nghiệp.
Phóng viên: Để sinh viên có cơ hội thực tập, tuyển dụng, Khoa đã triển khai những hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp , các tập đoàn không thưa ông ?
PGS.TS Phạm Mạnh Thắng: Trong năm vừa qua thì chúng tôi cũng có ký kết những hợp tác với những doanh nghiệp rất lớn ở Việt Nam, ví dụ như là gần đây thì là Tập đoàn LG. Cái mô hình mà hợp tác hiện nay của khoa và các doanh nghiệp cũng như là các nghiên cứu là hợp tác với lại Viện Cơ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hợp tác với Tập đoàn máy về khu công nghiệp IB( Bộ Công thương) cũng như là hợp tác với các doanh nghiệp như là Công ty Samsung, Công ty ELG Display.
Trong năm vừa qua chúng tôi đã ký kết một hợp tác với một doanh nghiệp lớn là LG và công ty LG là đã trực tiếp cùng với chúng tôi xây dựng một chuyên ngành và các kỹ sư của Hàn Quốc trực tiếp giảng dạy các em sinh viên năm cuối để khi ra trường thì các em có thể bắt tay vào công việc ngay tại công ty và đấy là một trong những cái sự cố gắng của chúng tôi cũng như trường Đại học Công nghệ. Để có thể đào tạo nguồn nhân lực, cần bám sát nhất với nhu cầu của doanh nghiệp trong xu thế công nghệ cao hiện nay và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp liên doanh quy mô lớn ở Việt Nam. Mô hình trường liên kết với doanh nghiệp là một cái mô hình rất đặc thù của khoa cơ kỹ thuật và tự động hóa. Từ đấy đã dẫn dắt chúng tôi cũng như là vận hành cùng với chúng tôi để đào tạo sinh viên theo tất cả những kỹ năng mà cập nhật theo xu hướng, xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Phóng viên: Muốn đào tạo tốt thì phải các trường đại học phải đi bằng hai chân, tức là song song với đào tạo phát đầu tư phát triển nghiên cứu khoa học. Vậy kết quả nghiên cứu khoa học của khoa trong thời gian qua như thế nào và mình đã có được những sản phẩm khoa học nào để đánh dấu thương hiệu của Đại học công nghệ?
PGS.TS Phạm Mạnh Thắng: Một trong những cái nhiệm vụ mà khoa cũng như nhà trường đề ra là các giảng viên ngoài công tác giảng dạy thì phải tham gia công tác nghiên cứu khoa học. Thực hiện đúng yêu cầu ấy cán bộ khoa học của chúng tôi trong giai đoạn vừa qua thực hiện rất nhiều cái cái đề tài các cấp: cấp nhà nước, cấp đại học Quốc gia Hà Nội cũng như là cấp các cái cấp bộ, ngành. Các đề tài này thì cũng cho ra các sản phẩm theo định hướng ứng dụng.
Ví dụ như trong năm 2023 trong khoa cũng đã chế tạo thành công một robot thu hái hoa quả tự động, tức là một cái hệ thống robot hoạt động trên các nhà kính tự động phân biệt được các loại hoa quả chín và hoa quả xanh và cắt những hoa quả chín mà không làm ảnh hưởng đến quả xung quanh cũng như không làm ảnh hưởng đến cây trồng. Và có rất nhiều sản phẩm khác như hệ thống tự động, tự động duy trì các thông số trong nhà trồng nấm tự động công nghệ cao. Hệ thống này theo chúng tôi khảo sát hiện nay đang phải nhập khẩu với kinh phí rất là lớn, chẳng hạn như một hệ thống trồng nấm tự động ở trên chỗ Vineco Tam Đảo thì có giá 3.000.000 đô la Mỹ khi nhập khẩu về.
Nhưng hiện nay, cán bộ của khoa đã làm chủ công nghệ, có thể thiết kế, chế tạo những cái hệ thống như thế. Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm, chẳng hạn như hệ thống tự động hóa cho nhà cao tầng, duy trì các thông số nhà cao tầng cũng như là kiểm soát người vào ra, đóng ngắt các thiết bị điện tự động vv…
Ngoài ra chúng tôi cũng có công bố khoa học rất đều đặn và các cán bộ khoa học trẻ của khoa và các giáo sư ở các viện nghiên cứu nữa thì hàng năm số lượng bài báo công bố ở tạp chí SCI ở mức quy mô có nghĩa là mức cao nhất và có nhiều bài báo thì thuộc tốp 5 % những bài báo quốc tế. Các nghiên cứu khoa học của chúng tôi cũng ở mức đỉnh cao.
Ngoài kinh phí nghiên cứu được cấp từ ngân sách nhà nước thì chúng tôi cũng có các cái doanh nghiệp tài trợ, chẳng hạn như Tập đoàn Vingroup cũng đặt hàng rồi cũng tài trợ cho tôi những khoản kinh phí nghiên cứu rất là lớn. Cứ 2 năm một lần chúng tôi tổ chức hội nghị quốc tế về tự động hóa và mời rất nhiều chuyên gia nước ngoài đến dự. Qua sự hợp tác đấy chúng tôi cũng có thể đấu thầu rồi xin tài trợ hợp tác nghiên cứu… Công tác nghiên cứu được triển khai theo các khía cạnh thực hiện đề tài công bố khoa học rồi hỗ trợ từ kết quả nghiên cứu đến các em sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp rồi làm các cái đồ án cũng như là luận văn, luận án ở mức bậc thạc sĩ và tiến sĩ.
Vì việc hợp tác từ lúc xây dựng chương trình thì chúng tôi đã kết hợp giữa trường, viện và doanh nghiệp, tức là các doanh nghiệp người ta gần như là đặt hàng cho tới khi sinh viên ra trường phải có những kiến thức như thế nào. Chúng tôi đưa những môn học rất là hữu ích cho doanh nghiệp vào trong chương trình đào tạo. Chính vì vậy sinh viên năm thứ ba, thứ tư đã được doanh nghiệp tìm hiểu và cấp học bổng để sinh viên có thể làm thực tập rồi làm bán thời gian và đến năm thứ tư thì ồ ạt rất nhiều doanh nghiệp đến tuyển dụng. Theo khảo sát hiện nay trên 96% sinh viên các ngành đào tạo của khoa, đó là ngành công nghệ cơ kỹ thuật và kỹ thuật điều khiển, tự động hóa có việc làm đúng chuyên ngành của mình và mức lương rất hấp dẫn.
Phóng viên: Vâng xin cảm ơn ông!