Tính đến thời điểm này, Hà Nội đã có khoảng 14 tên gọi khác nhau, trong đó gồm cả những tên gọi chính thức, được các triều đại phong kiến đặt ra và thừa nhận. Cùng với đó còn có những tên được hình thành từ khẩu ngữ hoặc cách điệu trong văn học nghệ thuật.

Hầu hết các tên gọi đều sử dụng từ Hán Việt. Theo lý giải của TS Ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ, điều này tạo nên sắc thái trang trọng, cổ kính.

Tuy nhiên, cái tên Kẻ Chợ được xem như thuần Việt nhất, mô tả về một vùng đất tập trung thương mại sầm uất. Bên cạnh đó, Thăng Long, cái tên được nhà vua đặt vào năm 1010, khi rời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Sau nhiều lần đổi tên thì đến năm 1802, vua Gia Long cho sử dụng lại tên Thăng Long. Lí do hai lần mang tên Thăng Long là gì và ý nghĩa thay đổi ra sao?...

Còn rất nhiều chi tiết thú vị liên quan đến 14 lần đổi tên, để rồi Hà Nội trở thành tên chính thức cho Thủ đô nước Việt Nam từ 10/10/1954 sẽ được TS Ngôn ngữ, nhà báo Đỗ Anh Vũ, BTV Ban Văn học Nghệ thuật VOV6, Đài Tiếng nói Việt nam chia sẻ, phân tích.

Mời các bạn bấm nút nghe nội dung trao đổi: