Hội thảo quốc tế "Gặp gỡ Việt - Pháp về Toán học cho Sự phát triển" đã chính thức khai mạc chiều 21/9 tại giảng đường lớn 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội với sự tham dự của nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực Toán học, sinh học, Công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo của Pháp và Việt Nam cùng với hàng trăm sinh viên ngành toán, ngành công nghệ thông tin và các ngành khoa học cơ bản đến từ trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) và sinh viên một số trường ĐH khác trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Hội thảo diễn ra tại 2 địa điểm:Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.

Hội thảo là hoạt động khoa học đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng hoà Pháp, được đồng tổ chức bởi Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp (FAS), kết hợp với Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu quốc tế Pháp Việt về Toán học và Ứng dụng (IRL FVMA), Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam , Mạng lưới nghiên cứu quốc tế về Mô hình hóa Toán học và máy tính về các hệ thống phức tạp , Viện Nghiên cứu Quốc gia Pháp vì Sự phát triển ( UMMISCO-IRD)…

Hội thảo này nhằm thúc đẩy ứng dụng của Toán học trong sự phát triển của xã hội và kỷ niệm ,ăm quốc tế về Khoa học cơ bản cho Phát triển bền vững 2022 - 2023 do UNESCO và Liên hợp quốc khởi xướng.

Chương trình Hội thảo gồm 6 báo cáo mời toàn thể, 33 báo cáo mời tiểu ban và các trình bày khoa học ngắn của các nhà khoa học trẻ tại ba tiểu ban song song bao gồm:

Tiểu ban về Lý thuyết điều khiển và áp dụng vào các vấn đề xã hội. Mục tiêu của Tiểu ban này là thiết lập một diễn đàn khoa học để trao đổi các kết quả và cách tiếp cận mới liên quan đến các khía cạnh khác nhau về các chủ đề Điều khiển được, Điều khiển tối ưu và Ổn định hoá.

Tiểu ban về Toán học cho Sự phát triển bền vững là quản lý tài nguyên nước, quản lý nghề cá và dịch tễ học. Tiểu ban này trình bày những nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực Mô hình toán học cho sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái, quản lý tài nguyên nước bền vững và biến đổi khí hậu, quản lý bền vững các hệ thống thủy sản và dịch tễ học. Ngoài tiếp cận về mặt lý thuyết, các thảo luận trong tiểu ban đặc biệt tập trung so sánh các mô hình toán học với các trường hợp thực tế, trong đó có các trường hợp nghiên cứu thực tế tại Việt Nam.

Tiểu ban về Trí tuệ nhân tạo (AI) và Khoa học dữ liệu: Tiểu ban này giới thiệu một số công trình gần đây ở Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực AI và Khoa học dữ liệu, cả từ nghiên cứu lý thuyết đến nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển. Thảo luận khoa học tại tiểu ban có sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam được đào tạo tại Pháp cũng như các nhà khoa học Pháp đang nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam.

Nói về mục đích của hội thảo, GS.TS Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) cho biết:" Mục đích của Hội thảo này là để các nhà Toán học Việt Nam và Pháp cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và những kết quả nghiên cứu trong Toán học và ứng dụng của Toán học cho sự phát triển. Ở đây có những hướng nghiên cứu nằm trong khuôn khổ của cuộc hội thảo này đó là thuyết điều khiển ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khí tượng thủy văn và trong vật lý, hóa học và trong công nghệ, kỹ thuật hướng thứ hai là những bài toan sứng dụng trong các bài toán xã hội như trong sinh học, nông nghiệp, thủy sản ...

Đặc biệt lĩnh vực khoa học dữ liệu đây là lĩnh vực liên ngành trong đó vai trò của Toán học rất quan trọng, hội thảo này cũng diễ ra trong khuôn khổ những hoạt động chào mừng 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Pháp, các nhà khoa học đến từ Viện Hàn Lâm Khoa học Pháp đã sang trực tiếp bên cạnh những bài nói tại hội thảo các nhà khoa học Pháp cũng trình bày những bài giảng tại ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) trong đó có 2 bài giảng cho sinh viên khoa Toán, một bài giảng của GS Viện sĩ Francis Andre' Wollman ở Viện Hàn Lâm Pháp về lĩnh vực sinh học là bài giảng Đại chúng cho các sinh viên quan tâm đến khoa học".

GS Viện sĩ Francis Andre' Wollman, Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm khoa học Pháp đánh giá rất cao sự hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong những năm qua: "Hai nước đã có sự hợp tác rất bền chặt về các hoạt động khoa học, riêng lĩnh vực toán học đã đạt được hiệu quả ở mức rất cao, vừa rồi việc hợp tác giữa các nhà Toán học Việt Nam và Pháp đã cso công trình nghiên cứu Toán học dành được giải thưởng rất cao ... Hiện nay ngoài toán học, việc hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Pháp còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác trong đó có Viện nghiên cứu Vì sự phát triển của IRD của Pháp có sự tương tác không chỉ là Toán học mà các ngành Khoa học máy tính, sinh học, sinh thái ... Đó là minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Pháp. Tôi tin tưởng những năm tiếp theo Việt nam và Pháp tiếp tục có sự hợp tác hiệu quả hơn trong lĩnh vực khoa học ...Đặc biệt là sự hỗ trợ của Pháp cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam, hỗ trợ họ sang Pháp nghiên cứu ở những phòng thí nghiệm hiện đại , ở đó họ được tiếp cận những kỹ thuật mới để học tập, nghiên cứu, từ đó trở về cống hiến cho đất nước mình."

GS Viện sĩ Pierre Auger - Giám đốc Ủy ban hỗ trợ các quốc gia đang phát triển (COPED), Viện Hàn Lâm khoa học Pháp, thành viên Viện nghiên cứu Vì sự phát triển( Institut de Recherche pour De'veloppement ( IRD )người có bài giảng tại Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nghiên cứu viên và sinh viên. GS Pierre Auger chia sẻ: mạng lưới ứng dụng mô hình toán học cho các nghiên cứu hệ thống phức tạp trong đời sống,ví dụ như ứng dụng toán nghiên cứu mô hình dịch tễ, môi trường, quản lý nguồn nước ... trong khuôn khổ đó có nhiều hợp tác đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo có nhiều nghiên cứu sinh Việt nam đã sang Pháp học và tốt nghiệp ở đó, Viện IRD và trường ĐH Paris 6 đã xây dựng chương trình đào tạo nghiên cứu sinh phối hợp đào tạo được nhiều nghiên cứu sinh, qua đó họ có những đóng góp cho Khoa học, cống hiến cho đất nước.

Tuy nhiên, để phát triển nguồn nhân lực về Toán ứng dụng đang gặp những thách thức, ví dụ hiện nay việc đào tạo nghiên cứu sinh, tiến sỹ về toán chỉ phục vụ cho lĩnh vực toán học, muốn học sử dụng toán phục vụ những ngành khác mình phải hướng đến những chương trình toán ứng dụng nhiều hơn ví dụ chương trình đào tạo phối hợp của Viện IRD và ĐH Paris Sorbone, họ hiểu vấn đề xã hội cần để tạo ra những modun, những chương trình đào tạo phù hợp, sự phối hợp giữa Việt Nam và Pháp có thể sẽ góp phần giải quyết được vấn đề này, tạo ra nhiều chương trình đào tạo cho sinh viên lựa chọn từ đó sẽ phát triển được nguồn nhân lực cho lĩnh vực toán ứng dụng.

Một số hình ảnh tại Hội thảo