“Thiết kế nội thất”- Chuyện từ các học viên trường nghề.

Phòng thiết kế trường đào tạo thiết kế nội thất và kiến trúc AWE được xem như một không gian đặc biệt. Tại đây, nhân viên có thể là học viên đang trong thời gian tập sự hoặc đã giữ vị trí chính thức đều đã từng theo học các khóa đào tạo của nhà trường. Trần Kim Trường, quê Nghệ An thuộc diện thực tập ở phòng thiết kế. Trước khi quyết định học nghề thiết kế nội thất, anh Trường đã có 7 năm làm việc ở Nhật Bản. Thời tốt nghiệp THPT, đã từng tìm hiểu và đam mê lĩnh vực thiết kế nội thất nhưng do điều kiện gia đình chưa cho phép, anh đã chọn con đường xuất khẩu lao động với dự kiến có được số vốn để trở về thực hiện ước mơ.

Những năm tháng lao động tích lũy tài chính, điều khác biệt của Trường so với những bạn trẻ khác chính ở việc anh rất chịu khó tìm hiểu những công trình kiến trúc của Nhật Bản. Những chi tiết trong kiến trúc nội thất ở quốc gia nổi tiếng về sự chỉn chu, tỉ mỉ cho anh thêm những ý tưởng phong phú khi thực sự bước chân vào ngành học yêu thích.

“Mình cũng muốn học thiết kế nội thất ở Nhật nhưng chi phí cao nên học chọn học ở Việt Nam phù hợp hơn. Lúc ở bên ấy mình cũng đã tham quan các chùa chiền, công trình nổi tiếng, đưa hình ảnh vào trong đầu, trải nghiệm thực tế giúp ích cho mình trong tư duy thiết kế”, anh Kim Trường chia sẻ.

Năm 2022 về nước, thay vì học khoa thiết kế nội thất ở một trường đại học, anh Trường bắt đầu học thiết kế nội thất ở trường nghề AWE với lí do để vào đại học cần ôn luyện thi cử, thời gian 7,8 năm lao động xứ người đã khiến kiến thức phổ thông rơi rụng nhiều. Bên cạnh đó anh chọn trường nghề bởi còn lí do vế tính “thực chiến”, học những kiến thức thiết thực, rèn luyện kĩ năng để sớm ra nghề. Gần một tháng thực tập ở phòng thiết kế, anh Trường đã có được sản phẩm ứng dụng đầu tiên kết hợp cùng các đồng nghiệp tại một công trình xây dựng lớn. Với tay nghề cùng khả năng tiếng Nhật có được từ giai đoạn xuất khẩu lao động, ở tuổi 30, anh Kim Trường có thể tự tin hành trình lập nghiệp.

Trần Quang Thái hiện làm ở phòng thiết kế đã tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Chọn học thêm trường nghề và lại thuộc lĩnh vực đã được đào tạo ở bậc đại học sau khi đã đi làm 5 năm như bạn trẻ này sẽ là điều rất lạ với với nhiều người.

“Chuyên môn mình không nói nhưng kỹ năng thì thiếu nên sau một năm làm việc, mình quyết định dừng lại, chọn trường nghề để học lại kỹ năng như phần mềm thiết kế, ngay cả những kỹ năng về định giá hay tiếp xúc khách hàng cũng rất cần thiết để có thể theo đuổi nghề thiết kế nội thất lâu dài”, Thái phân tích lý do dù học đại học vẫn trở lại học nghề.

Được làm trên công trình thực tế, được nâng cao kỹ năng sử dụng các phần mềm công nghệ trong thiết kế và quan trọng không kém khi được va chạm trực tiếp với khách hàng muôn hình vạn trạng, nhiều yêu cầu, thậm chí có khi rất lạ, rất độc đòi hỏi người làm thiết kế phải cực kì linh hoạt, sáng tạo và thay đổi không ngừng theo Thái có giá trị thực tiễn lớn với người làm nghề.

Công việc thiết kế nội thất không chỉ đem đến cho Thái thu nhập, những không gian sáng tạo không ngừng mà cả những chuyến trải nghiệm ở nhiều tỉnh thành cả nước khi mà nhu cầu “ở đẹp” tăng lên nhanh chóng.

Anh Phạm Trung Thành, giảng viên trường đào tạo kiến trúc nội thất của trường AWE cho biết chương trình giảng dạy thiết kế nội thất ở trường tập trung vào các môn chuyên ngành, kỹ năng máy... nhằm mục tiêu tối ưu hóa khả năng làm việc thực tế.

Trước khi về làm giảng viên trường nghề, bản thân thầy Thành làm ở một công ty tư vấn thiết kế nội thất, trải qua hàng trăm công trình lớn nhỏ. Về AWE giảng dạy nhưng anh Thành vẫn tiếp tục làm nghề. Kiến thức, kinh nghiệm bồi đắp trong nhiều năm cùng với những vấn đề thực tiễn ngành nội thất được cập nhật thường xuyên giúp anh tự tin đồng hành cùng học viên.

"Biết vẽ chỉ là lợi thế, không quyết định hoàn toàn giỏi nghề thiết kế nội thất"

Thiết kế nội thất, lĩnh vực trước đây dường như là lãnh địa của các trường đại học chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, mỹ thuật chiếm lĩnh đã và đang dịch chuyển sang khối trường nghề bằng lợi thế riêng. Như tại AWE, vốn ban đầu là công ty chuyên lĩnh vực thiết kế nội thất và kiến trúc. Tuy nhiên chính trong quá trình tuyển dụng nhân viên, lãnh đạo công ty nhận thấy những hạn chế về kĩ năng, về độ nhanh nhạy nên đã mạnh dạn mở đào tạo nghề với mục tiêu lao động tốt nghiệp có thể tự tin làm nghề mà không phải đào tạo lại.

Phòng thiết kế của công ty cũng nhận vào những bạn thực tập có mong muốn gắn bó lâu dài. Điều này cùng lúc giải quyết đầu ra cho học viên đồng thời có được những nhân viên thực hiện mảng dịch vụ thiết kế. Và xét trên góc độ khác, những học viên thực tập thuận lợi hơn khi được làm việc, học lại những kinh nghiệm từ chính những cựu học viên.

“Thực tiễn mình thấy có đến 70-80% học viên khi đến hỏi về ngành thiết kế nội thất có băn khoăn về việc bản thân không biết vẽ, không tin mình có năng khiếu. Mình cũng chia sẻ với các bạn sản phẩm của những học viên đã tốt nghiệp, đã đi làm mà trước đó cũng nhận rằng không biết vẽ. Cá nhân mình cho rằng năng khiếu chỉ là tiền đề để bạn đến với nghề dễ dàng hơn.

Qua 4 buổi vẽ đầu tiên, nhiều bạn vẽ rất đẹp mà bản thân không nghĩ có thể làm được bởi chưa bao giờ thử, chưa khám phá khả năng”, anh Nguyễn Ngọc Minh, Tổng giám đốc công ty cổ phần đào tạo thiết kế nội thất và kiến trúc AWE chia sẻ.

Cũng theo anh Minh, làm về thiết kế nội thất cần cả yếu tố mĩ thuật kết hợp kĩ thuật. Người có năng khiếu sẽ cảm nhanh hơn, dễ tạo ra sản phẩm đẹp hơn trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, yếu tố đẹp trong kiến trúc có những tỉ lệ, có bố cục, sự tương phản... Người học nghề nắm được và rèn luyện qua thời gian bằng đam mê, óc sáng tạo cùng sự linh hoạt dựa trên nguyên tắc của ngành nghề sẽ hoàn toàn có khả năng tạo ra sản phẩm đẹp.

Ngành thiết kế nội thất ngoài kỹ năng chuyên môn, người làm nghề cần bám được thị hiếu khách hàng theo từng giai đoạn. AWE lợi thế về đội ngũ giảng viên hiện đều đang làm nghề, thường xuyên được cập nhật kiến thức mới, xu thế của thị trường.

Về cơ hội việc làm của ngành thiết kế nội thất rất lớn luôn mở ra, sẵn sàng chờ đón, thậm chí trong tình trạng “khát” nhân lực chất lượng cao. Ngay ở AWE hiện tại có hơn 100 đơn vị đặt hàng học viên sau tốt nghiệp với mức lương thuộc diện cao trong mặt bằng chung của thị trường lao động.

“Khởi điểm như chúng tôi làm khảo sát từ học viên sẽ từ 10-12 triệu/tháng ngay sau tốt nghiệp. Sau 1,2 năm sẽ khoảng 15 triệu. Gần đây nhất một học viên của tôi báo về mức lương đã đạt ngưỡng 18 triệu sau khi tốt nghiệp 2,5 năm”, anh Minh cho biết.

Tuy nhiên, cũng theo anh Ngọc Minh, người làm thiết kế nội thất cũng đòi hỏi những yêu cầu riêng ngoài chuyên môn. Đối thoại, đàm phán và hiểu khách hàng có vai trò cực kỳ quan trọng. Phải hiểu được mong muốn cũng như đáp ứng tối đa những mong muốn đó. Một bản thiết kế nội thất cần mang hơi hướng, cá tính của nhà thiết kế nhưng đồng thời phải thỏa mãn nhu cầu của khách bằng khả năng lắng nghe, thấu hiểu. Việc dung hòa cái “tôi” của nhà thiết kế với khách hàng cực kỳ quan trọng. Đam mê, không ngừng học hỏi, cập nhật sẽ thêm yếu tố để một người thành công ở lĩnh vực thiết kế nội thất, minh chứng bằng các hợp đồng thiết kế của khách hàng ngày càng mở rộng ở nhiều địa phương, thậm chí cả ở nước ngoài.

Mời các bạn bấm nút nghe nội dung: