Đua xe trái phép là hành vi vi phạm pháp luật. Luật sư Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Công ty Luật Hợp danh The light cho biết: "Tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm mà cơ quan chức năng sẽ xử lý hành chính hoặc hình sự đối với hành vi này."

Điều 266. Tội đua xe trái phép

1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
e) Tham gia cá cược;
g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
h) Tại nơi tập trung đông dân cư;
i) Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Nếu hành vi chưa thỏa mãn Điều 266 Bộ luật hình sự 2015 thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 123/2021 ngày 28/12/2021, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022. Theo đó, người đua mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng – 15 triệu đồng; người đua ô tô trái phép có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng – 25 triệu đồng.

Thực tế, có không ít vụ việc, những đối tượng đua xe trái phép chưa đủ tuổi thành niên (dưới 18 tuổi) và pháp luật có quy định riêng để xử lý những đối tượng này. Cụ thể, theo quy định tại Điều 91 Bộ luật hình sự 2015 thì người chưa thành niên có dấu hiệu phạm tội đua xe trái phép theo Điều 266, nếu đã thực hiện việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, cơ quan chức năng có thể xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho người này, đồng thời áp dụng 1 số biện pháp tư pháp như quản thúc tại địa phương hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Nếu người chưa thành niên có hành vi đua xe trái phép chưa đến mức độ phải xử lý hình sự mà chỉ phải xử lý hành chính thôi thì căn cứ vào độ tuổi để xử lý. Người vi phạm từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, pháp luật không phạt tiền mà chỉ xử phạt cảnh cáo hoặc tịch thu phương tiện vi phạm. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạt tiền không quá ½ mức phạt tiền áp dụng với người đã thành niên. Người vi phạm không có tiền nộp phạt, không có điều kiện khắc phục hậu quả, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ thực hiện thay." - Luật sư Nguyễn Văn Hưng cho biết thêm.

Phạt tiền từ 1 triệu đồng -2 triệu đồng đối với 1 trong những dạng sau đây: tụ tập cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đùa nhau trên đường.

Mời quý vị và các bạn nghe toàn bộ cuộc trao đổi của phóng viên chương trình với luật sư Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Công ty Luật Hợp danh The light: