Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong những năm gần đây, tình hình tranh chấp đất đai ngày càng tăng về số lượng lẫn tính chất phức tạp về nội dung.
Tranh chấp đất đai kéo dài, không được giải quyết triệt để có thể gây ra rất nhiều hệ lụy như kiện cáo kéo dài, gây mất ổn định xã hội. Nếu không giải quyết hợp lý có thể gây ra xung đột. Do đó giải quyết tranh chấp đất đai giúp các bên tranh chấp giải quyết những bất đồng, bảo vệ được quyền cho các chủ thể khi có quyền sử dụng đất hợp pháp. Qua đó, bảo vệ và duy trì được sự ổn định trật tự của xã hội và thể hiện được vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai.
Với trường hợp đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật Đất đai 2024, luật sư Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty luật Phúc Khánh Hưng cho biết các bên vẫn có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì có thể xuất trình các giấy tờ hợp pháp chứng minh quá trình sử dụng, bản đồ địa chính qua các thời kỳ, biên lai nộp thuế...
Luật sư Nguyễn Văn Hưng trao đổi cụ thể với phóng viên VOV2 về vấn đề này: