Từ năm 2018, 100% quân nhân tại ngũ được tham gia BHYT theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Công tác triển khai cấp thẻ BHYT trong Quân đội không chỉ giúp quân nhân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn mà còn huy động được lực lượng y tế trong Quân đội vốn rất hùng hậu tham gia vào việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân... Nhiều quân nhân bị bệnh nặng với chi phí lớn cũng được quỹ BHYT chi trả 100%.

Quỹ BHYT chi trả khi quân nhân đi khám chữa bệnh vượt tuyến

Khoản 6 Điều 22 Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 và khoản 3 Điều 11 Nghị định số 70/2015 ngày 01/9/2015 của Chính phủ, trường hợp QN tự đi KCB vượt tuyến thì được quỹ BHYT chi trả trong các trường hợp: 100% chi phí KCB tại tuyến Huyện; 100% chi phí điều trị nội trú tại tuyến Trung ương; 40% chi phí điều trị nội trú tại tuyến Trung ương (trừ trường hợp: QN là người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYTđang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB điều trị nội trú đối với BV tuyến trung ương và có mức hưởng là 100%). Phần còn lại 60% chi phí điều trị nội trú tại tuyến Trung ương, 60% chi phí điều trị nội trú tại tuyến Tỉnh và KCB ngoại trú tại tuyến tỉnh, tuyến Trung ương do QN tự chi trả.

Để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT, quân nhân phải đi khám chữa bệnh tại cơ sở đăng ký KCB ban đầu, trường hợp vượt quá khả năng điều trị thì cơ sở KCB sẽ hướng dẫn và chuyển tuyến KCB BHYT cho người bệnh theo đúng quy định.

Quân nhân khám bệnh, chữa bệnh theo yêu tại bệnh viện được quỹ KCB BHYT chi trả ra sao?

Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/215 của Chính phủ quy định: Quân nhân KCB theo yêu cầu hoặc sử dụng dịch vụ kỹ thuật y tế xã hội hóa tại các cơ sở KCB được quỹ KCB thanh toán chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng quy định; phần chi phí còn lại do quân nhân tự thanh toán với cơ sở KCB.

Trường hợp quân nhân KCB theo yêu cầu thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng.

Bệnh viện tuyến trên có giấy hẹn khám lại, quỹ BHYT có chi trả cho lần tái khám không?

Điều 28 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 và khoản 5 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định: “Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”, trường hợp có giấy hẹn khám lại đúng quy định và còn giá trị sử dụng thì lần tái khám theo hẹn được quỹ BHYT chi trả như một lần KCB.