Luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng Văn phòng luật sư Đồng đội cho rằng: "Việc chống trả một cách cần thiết khi bị người khác xâm hại sức khỏe, tính mạng được coi là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trường hợp chống trả quá mức cần thiết tức vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến thương tích cho người khác từ 31%-60% thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo tội danh quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với mức cao nhất của khung hình phạt tại khoản 3 là 3 năm tù."

Còn những kẻ có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác, theo quy định tại Điều 134 BLHS hiện hành, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc 1 trong các trường hợp pháp luật đã quy định thì có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tùy theo mức độ tổn thương cơ thể của người bị hại và tính chất của hành vi vi phạm mà người thực hiện có thể đối mặt với mức phạt 3 năm tù tại khoản 1 và 12 – 20 năm hoặc tù chung thân tại khoản 5 Điều 134 BLHS.

"Trong trường hợp bị người khác gây thương tích, người dân nên bình tĩnh xử lý, thông báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời có mặt, lập biên bản sự việc. Sau đó có đơn đề nghị cơ quan chức năng can thiệp, xác minh, điều tra hành vi vi phạm đồng thời đề nghị giám định thương tật để làm căn cứ xử lý hành vi gây thương tích." - Luật sư Trần Xuân Tiền nói.

Mời quý vị và các bạn cùng nghe toàn bộ nội dung trao đổi của luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng Văn phòng luật sư Đồng đội với phóng viên chương trình Cầm tay chỉ luật: