Sáng 08/06, Lễ hội Diều Huế 2019 đã khai mạc tại Công viên Tứ Tượng. Trong 2 ngày 08 & 09/06 diễn ra nhiều hoạt động của lễ hội như: sắp xếp, trưng bày diều nghệ thuật; triển lãm nghệ thuật sắp đặt Diều; trình diễn thả diều, hướng dẫn các bước tạo nên một con diều hoàn chỉnh. ( Nguồn ảnh Sở Du lịch Thừa Thiên Huế)

Thả diều là một thú chơi có từ xa xưa ở Việt Nam, nhưng để nâng cánh diều lên thành một nghệ thuật, một nét văn hóa vùng miền thì không phải nơi nào cũng làm được như ở Huế.

Con Diều Huế được đánh giá cao kết hợp hài hòa giữa mỹ thuật tạo hình, hội họa, chất liệu sản phẩm và sự đam mê, khéo léo, kinh nghiệm của người chơi.

Quảng trường Ngọ Môn là địa điểm diễn ra các buổi trình diễn thả diều của các nghệ nhân Diều Huế.

Hàng trăm con diều đủ màu sắc, kích cỡ, hình dáng... tung bay trên bầu trời Huế tạo nên một cảnh quan kỳ vĩ.

Đặc biệt, điểm nhấn của Festival Diều Huế năm nay là con diều hình Rồng dài 60 mét, do gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Hoàng (ba đời chế tác và chơi diều) đem đến.

Gia đình ông Hoàng mất hơn 1 tháng mới làm xong con diều này. Cần 5 người phối hợp điều khiển mới đưa được nó bay lên.

Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Diều Huế 2019 còn diễn ra một số hoạt động khác như: hướng dẫn các cháu nhỏ vẽ họa tiết trang trí diều.

Trình diễn bộ sưu tập áo dài với chủ đề Đôi cánh mặt trời của nhà thiết kế Viết Bảo.

Hình ảnh chủ đạo của BST là Chim Phượng. Trong văn hóa Việt, Phượng nằm trong bộ tứ linh Long Lân Quy Phượng, mang một vẻ đẹp cao sang, quyền phái.

Phượng có năm màu tượng trưng cho năm đức tính ngay thẳng, lương thiện, công bằng, chung thủy và khoan dung.

Dưới triều Nguyễn có truyền thuyết kể rằng, mỗi khi chim Phượng hoàng đậu xuống cây Ngô đồng thì mang lại thái bình, thịnh trị cho đất nước.