Ngưng tim, ngưng thở là một cấp cứu hay gặp trong tình huống người bệnh bị lên cơn đau tim đột ngột như trường hợp của du khách Ấn độ đến du lịch tại Đà nẵng, được điều dưỡng Đặng Thị Hạ ở Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu thành công.
Để cấp cứu nạn nhân, bác sĩ Ngô Đức Hùng – Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch mai đặc biệt nhấn mạnh, điều đầu tiên người tiền hành sơ cứu cần làm là kiểm tra hiện trường cấp cứu có an toàn không. Nếu hiện trường không an toàn, hãy tiến hành di chuyển người bệnh đến nơi an toàn và tìm người trợ giúp cùng sơ cấp cứu nạn nhân. Trong trường hợp không có người trợ giúp hãy nhanh chóng liên lạc hệ thống cấp cứu 115.
Bước tiếp theo, cần đánh giá người bệnh bằng cách vỗ vai gọi to, nếu nạn nhân bất tỉnh, nguy cơ lớn nhất lúc đó là sặc phổi, người sơ cứu cần đưa nạn nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn, tránh đờm rãi chạy vào phổi. Tiếp theo kiểm tra xem mạch có hay không bằng cách:
Nếu nạn nhân mất mạch ngay lập tức hãy bắt đầu hồi sức tim phổi. Quy trình hồi sinh tim phổi cơ bản được bác sĩ Ngô Đức Hùng hướng dẫn như sau:
Bác sĩ Ngô Đức Hùng lưu ý tiêu chuẩn của 1 nhịp ép tim là ép nhanh, ép mạnh và ép đúng, trong đó ép nhanh là 100-120 lần/phút. Ép mạnh là lồng ngực lún xuống 5cm và ép đúng là phải đúng vị trí. Nếu ép nhầm có thể làm lồng ngực của bệnh nhân bị biến dạng, thậm chí dẫn đến gãy xương nếu nạn nhân là người cao tuổi.
Mục đích của động tác ép tim giúp lồng ngực lún xuống một cách thụ động để quả tim đang ngừng đập bị ép lại một cách thụ động, để tống máu lên não. Tất cả các động tác thực hiện cũng nhằm mục đích đẩy máu lên não giúp tế bào não duy trì được sức chịu đựng lâu nhất có thể cho đến khi nào nguyên nhân gây ra ngừng tim được sửa chữa.
Sau ép tim là đến bước hà hơi, thổi ngạt để hỗ trợ hô hấp cho nạn nhân. Để thực hiện động tác này, bạn cần hít một hơi thật sâu vào phổi sau đó thổi vào miệng nạn nhân để cho lồng ngực nở ra. Sau khi thực hiện 2 lần hà hơi thổi ngạt, bạn lại tiếp tục ép tim cho đến khi có sự xuất hiện của cán bộ y tế hoặc nạn nhân tỉnh lại hoặc nhịp mạch quay trở lại.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng – Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch mai nhấn mạnh, trong mọi tình huống sơ cấp cứu ngoài cộng đồng nói chung, an toàn cho chính mình và an toàn cho người bị nạn là nguyên tắc đầu tiên và rất quan trọng, nếu sơ cấp cứu đúng cách có thể lưu lại sự sống cho nạn nhân, nhưng nếu không đúng thậm chí sẽ gây nguy hiểm cho cả nạn nhân và người thực hiện sơ cứu.
Bạn hãy nhớ thời gian là vàng, nhưng nhanh không phải là tất cả mà quan trọng phải an toàn.