Tuần Đại đoàn kết các dân tộc: “Để chủ thể văn hoá tự giới thiệu về mình”

[VOV2] - Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024 là dịp để các chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình cũng như nhân lên tinh thần đoàn kết toàn dân tộc để cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thu Hà Thu Hà

[VOV2] - Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024 là dịp để các chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình cũng như nhân lên tinh thần đoàn kết toàn dân tộc để cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thu Hà Thu Hà
10/05/2018

Vợ chồng và chuyện "quỹ riêng"

Vợ chồng tuy 2 mà 1. Nhưng dù có như vậy thì chuyện tiền nong, quỹ chung, quỹ riêng vẫn là vấn đề tế nhị và là nguyên nhân của không ít mâu thuẫn, thậm chí dẫn đến ly hôn . Chương trình Gia đình Việt ngày 10/05 bàn luận xung quanh chủ đề này. (Ảnh: Internet)

Vợ chồng tuy 2 mà 1. Nhưng dù có như vậy thì chuyện tiền nong, quỹ chung, quỹ riêng vẫn là vấn đề tế nhị và là nguyên nhân của không ít mâu thuẫn, thậm chí dẫn đến ly hôn . Chương trình Gia đình Việt ngày 10/05 bàn luận xung quanh chủ đề này. (Ảnh: Internet)

09/05/2018

Vở cải lương "Thầy Ba Đợi": Người giữ lửa nghệ thuật cải lương

Vừa qua tại Thành phố mang tên Bác, vở cải lương “Thầy Ba Đợi” (kịch bản văn học: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ) được soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương đã có buổi công diễn đầu tiên. Vở diễn khắc họa rõ nét chân dung thầy Ba Đợi, tên thường gọi của Nhạc quan- Nhạc sư Nguyễn Quang Đại, người đã có công lớn trong quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương. Vở diễn giúp người xem hiểu rõ hơn về cội nguồn cũng như phô diễn được vẻ đẹp, những giá trị của nghệ thuật sân khấu kết hợp giữa Lễ nhạc, Nhã nhạc cung đình Huế với Hát bội, Đờn ca tài tử để tạo thành nghệ thuật cải lương lưu truyền đến ngày nay (Chuyên mục Câu chuyện phóng viên). Tiếp đến là những chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại về ý nghĩa và hoàn cảnh ra đời bài thơ "Gửi em chiếc nón bài thơ" của nhà văn Sơn Tùng, được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ thành bài hát cùng tên (Chuyên mục Thơ phổ nhạc). Điều gì đã làm nên thành công của bộ phim "Cô Ba Sài Gòn"? Câu trả lời sẽ được nghệ sĩ Minh Châu và khán giả Hoàng Quyên lý giải trong chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm". (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 10/05/2018)

Vừa qua tại Thành phố mang tên Bác, vở cải lương “Thầy Ba Đợi” (kịch bản văn học: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ) được soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương đã có buổi công diễn đầu tiên. Vở diễn khắc họa rõ nét chân dung thầy Ba Đợi, tên thường gọi của Nhạc quan- Nhạc sư Nguyễn Quang Đại, người đã có công lớn trong quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương. Vở diễn giúp người xem hiểu rõ hơn về cội nguồn cũng như phô diễn được vẻ đẹp, những giá trị của nghệ thuật sân khấu kết hợp giữa Lễ nhạc, Nhã nhạc cung đình Huế với Hát bội, Đờn ca tài tử để tạo thành nghệ thuật cải lương lưu truyền đến ngày nay (Chuyên mục Câu chuyện phóng viên). Tiếp đến là những chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại về ý nghĩa và hoàn cảnh ra đời bài thơ "Gửi em chiếc nón bài thơ" của nhà văn Sơn Tùng, được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ thành bài hát cùng tên (Chuyên mục Thơ phổ nhạc). Điều gì đã làm nên thành công của bộ phim "Cô Ba Sài Gòn"? Câu trả lời sẽ được nghệ sĩ Minh Châu và khán giả Hoàng Quyên lý giải trong chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm". (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 10/05/2018)

09/05/2018

Bài thơ "Khúc hát ban mai": Mẹ trong tâm thức của con

Tác giả Trương Xuân Thiên (Thanh Hóa) ngoài những sáng tác thơ lấp lánh về tình bạn, có chút nhớ chút thương thuở ban đầu thì anh còn có nhiều bài thơ về tình yêu quê hương, biết trân quý những gì mình đang có. Điều này là cần thiết bởi ở lứa tuổi chúng ta ngoài việc phấn đấu để hiện thực hóa ước mơ thì sự quan tâm chia sẻ những vất vả với bậc sinh thành sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài thơ “Khúc hát ban mai” của tác giả Trương Xuân Thiên không nằm ngoài ý nghĩa đó. Tác phẩm giống như những lời ca thủ thỉ thân tình về mẹ thân yêu. Câu thơ “Khi mẹ quẩy hừng đông về ngang bến sông” được trở đi trở lại nhiều lần, mỗi lần tương ứng với bối cảnh thơ khác nhau. Thiên nhiên và lòng người như được quyện nhuyễn với nhau xung quanh hình ảnh trung tâm là mẹ…(VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 08/05/2018)

Tác giả Trương Xuân Thiên (Thanh Hóa) ngoài những sáng tác thơ lấp lánh về tình bạn, có chút nhớ chút thương thuở ban đầu thì anh còn có nhiều bài thơ về tình yêu quê hương, biết trân quý những gì mình đang có. Điều này là cần thiết bởi ở lứa tuổi chúng ta ngoài việc phấn đấu để hiện thực hóa ước mơ thì sự quan tâm chia sẻ những vất vả với bậc sinh thành sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài thơ “Khúc hát ban mai” của tác giả Trương Xuân Thiên không nằm ngoài ý nghĩa đó. Tác phẩm giống như những lời ca thủ thỉ thân tình về mẹ thân yêu. Câu thơ “Khi mẹ quẩy hừng đông về ngang bến sông” được trở đi trở lại nhiều lần, mỗi lần tương ứng với bối cảnh thơ khác nhau. Thiên nhiên và lòng người như được quyện nhuyễn với nhau xung quanh hình ảnh trung tâm là mẹ…(VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 08/05/2018)

09/05/2018

Thỏ nâu muốn làm mặt trời

Hàng ngày mặt trời chiếu những tia nắng xuống trần gian giúp cho vạn vật sinh sôi và phát triển. Ấy thế mà một hôm, Thỏ nâu lại muốn đổi vị trí với ông mặt trời, nghĩa là Thỏ sẽ trở thành mặt trời, còn mặt trời sẽ là Thỏ nâu. Các loài vật thì không đồng ý điều này bởi chúng cho rằng Thỏ nâu sẽ sử dụng ánh nắng một cách lãng phí. Còn về phía Thỏ nâu thì sao? Nó sẽ phải làm gì để các bạn tin tưởng vào khả năng chiếu sáng khi Thỏ là mặt trời. Truyện cổ tích “Thỏ nâu muốn làm mặt trời” sẽ giúp chúng ta có được câu trả lời. (VOV6 Kể chuyện và hát ru 07/05/2018)

Hàng ngày mặt trời chiếu những tia nắng xuống trần gian giúp cho vạn vật sinh sôi và phát triển. Ấy thế mà một hôm, Thỏ nâu lại muốn đổi vị trí với ông mặt trời, nghĩa là Thỏ sẽ trở thành mặt trời, còn mặt trời sẽ là Thỏ nâu. Các loài vật thì không đồng ý điều này bởi chúng cho rằng Thỏ nâu sẽ sử dụng ánh nắng một cách lãng phí. Còn về phía Thỏ nâu thì sao? Nó sẽ phải làm gì để các bạn tin tưởng vào khả năng chiếu sáng khi Thỏ là mặt trời. Truyện cổ tích “Thỏ nâu muốn làm mặt trời” sẽ giúp chúng ta có được câu trả lời. (VOV6 Kể chuyện và hát ru 07/05/2018)

09/05/2018

Những bông hoa hồng vàng

Trong phẩn kể chuyện hôm nay, chúng mình sẽ nghe câu chuyện cổ tích “Những bông hoa hồng vàng” qua giọng kể của nghệ sĩ Hương Dung. Câu chuyện kể về một người thợ kim hoàn rất khéo tay. Anh ta còn khéo tay hơn cả người thầy đã có công truyền dạy nghề cho mình. Nhưng vì lòng cả tin mà người thợ kim hoàn ấy chút nữa đã làm hại mình và người khác. Câu chuyện cổ tích mang yếu tố thần kỳ với những tên gọi rất khó nhớ như: Hoa huệ dạ hương đỏ, Người du mục, Núi tuyết, Hạc trắng…Vì vậy chúng ta nên giữ trận tự, ngồi ngoan trong vòng tay của người thân để thưởng thức câu chuyện thú vị này nhé! (VOV6 Kể chuyện và hát ru 09/5/2018)

Trong phẩn kể chuyện hôm nay, chúng mình sẽ nghe câu chuyện cổ tích “Những bông hoa hồng vàng” qua giọng kể của nghệ sĩ Hương Dung. Câu chuyện kể về một người thợ kim hoàn rất khéo tay. Anh ta còn khéo tay hơn cả người thầy đã có công truyền dạy nghề cho mình. Nhưng vì lòng cả tin mà người thợ kim hoàn ấy chút nữa đã làm hại mình và người khác. Câu chuyện cổ tích mang yếu tố thần kỳ với những tên gọi rất khó nhớ như: Hoa huệ dạ hương đỏ, Người du mục, Núi tuyết, Hạc trắng…Vì vậy chúng ta nên giữ trận tự, ngồi ngoan trong vòng tay của người thân để thưởng thức câu chuyện thú vị này nhé! (VOV6 Kể chuyện và hát ru 09/5/2018)

09/05/2018

Những cuộn giấy thần kỳ

Mở đầu chương trình, mời các bạn nghe truyện cổ tích “Những cuộn giấy thần kỳ” qua giọng kể của nghệ sĩ Tiến Dũng. Câu chuyện có nhân vật chính là cậu bé Đi-i-đô, con trai thứ hai trong một gia đình nghèo khó. Chính vì vậy mà Đi-i-đô đã phải đến ở nhờ trong tu viện để các tu sĩ dạy bảo và nuôi nấng. Nhưng vì lười biếng, cậu bé không chú tâm vào việc học kinh thánh và những quy tắc trong tu viện nên đã bị đuổi ra khỏi đó. Trước khi ra đi thầy tu đưa cho Đi-i-đô ba cuộn giấy và nói rằng những cuộn giấy này sẽ giúp ích cho cậu trong cuộc sống. Vậy ba cuộn giấy ấy đã giúp Đi-i-đô những điểu gì? (VOV6 Kể chuyện và hát ru 11/5/2018)

Mở đầu chương trình, mời các bạn nghe truyện cổ tích “Những cuộn giấy thần kỳ” qua giọng kể của nghệ sĩ Tiến Dũng. Câu chuyện có nhân vật chính là cậu bé Đi-i-đô, con trai thứ hai trong một gia đình nghèo khó. Chính vì vậy mà Đi-i-đô đã phải đến ở nhờ trong tu viện để các tu sĩ dạy bảo và nuôi nấng. Nhưng vì lười biếng, cậu bé không chú tâm vào việc học kinh thánh và những quy tắc trong tu viện nên đã bị đuổi ra khỏi đó. Trước khi ra đi thầy tu đưa cho Đi-i-đô ba cuộn giấy và nói rằng những cuộn giấy này sẽ giúp ích cho cậu trong cuộc sống. Vậy ba cuộn giấy ấy đã giúp Đi-i-đô những điểu gì? (VOV6 Kể chuyện và hát ru 11/5/2018)

09/05/2018

Ghé thăm đền Đô, Bắc Ninh - Nơi thờ tám vị vua triều Lý

Đền Đô nằm trên vùng đất "địa linh nhân kiệt", phong cảnh hữu tình. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Nơi đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý, đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa.

Đền Đô nằm trên vùng đất "địa linh nhân kiệt", phong cảnh hữu tình. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Nơi đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý, đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa.

08/05/2018

Trang thơ đất Cố đô

Đất đai có trước, con người có sau. Đất là nơi phát tích, nơi dừng chân, nơi níu kéo hồn người. Thịnh vượng, suy tàn, dời đổi là quy luật muôn đời của lịch sử. Nhưng hồn đất, hồn người vẫn lắng sâu trong trầm tích thời gian, là thứ tài sản vô giá để người hôm nay có một tâm thế an nhiên, tĩnh tại khi đến và ở lại Cố đô. (VOV6 Tiếng thơ 05/05/2018)

Đất đai có trước, con người có sau. Đất là nơi phát tích, nơi dừng chân, nơi níu kéo hồn người. Thịnh vượng, suy tàn, dời đổi là quy luật muôn đời của lịch sử. Nhưng hồn đất, hồn người vẫn lắng sâu trong trầm tích thời gian, là thứ tài sản vô giá để người hôm nay có một tâm thế an nhiên, tĩnh tại khi đến và ở lại Cố đô. (VOV6 Tiếng thơ 05/05/2018)

08/05/2018

Phong Nha- Kẻ Bàng: Di sản thiên nhiên kỳ thú

Quảng Bình là nơi sơn thủy hữu tình, có nhiều danh lam thắng cảnh, là di sản thiên nhiên thế giới cùng nhiều đặc sản hấp dẫn, thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Trong đó, di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, nơi được ví như “chốn bồng lai tiên cảnh” hay “hoàng cung trong lòng đất” với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ.

Quảng Bình là nơi sơn thủy hữu tình, có nhiều danh lam thắng cảnh, là di sản thiên nhiên thế giới cùng nhiều đặc sản hấp dẫn, thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Trong đó, di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, nơi được ví như “chốn bồng lai tiên cảnh” hay “hoàng cung trong lòng đất” với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ.

08/05/2018

Sắc màu Châu Âu giữa phố cổ Hà Nội

Chương trình "Ngôi làng châu Âu" diễn ra tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa qua giới thiệu những sắc màu văn hóa châu Âu đa dạng. Chương trình Tạp chí văn hóa đưa chúng ta đến với “Ngôi làng châu Âu” để hòa mình vào không gian, cảm nhận và hiểu rõ hơn về sự đa dạng văn hóa của châu Âu, từ nghệ thuật cho đến ẩm thực, thời trang và phong cách sống.

Chương trình "Ngôi làng châu Âu" diễn ra tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa qua giới thiệu những sắc màu văn hóa châu Âu đa dạng. Chương trình Tạp chí văn hóa đưa chúng ta đến với “Ngôi làng châu Âu” để hòa mình vào không gian, cảm nhận và hiểu rõ hơn về sự đa dạng văn hóa của châu Âu, từ nghệ thuật cho đến ẩm thực, thời trang và phong cách sống.