Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở những gì mà bản thân người lao động và chủ sử dụng lao động đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bộ Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội quy định người lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn vệ sinh lao động, có quyền được tham gia và hưởng các chế độ BHXH theo quy định.

Các chế độ BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH bao gồm 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Chế độ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp được áp dụng đối với những người tham gia bao hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện hưởng chế độ như: Các trường hợp tai nạn được xác định là tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp; bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên theo quy định tại điều 46 Luật An toàn vệ sinh lao động.

Mời các bạn cùng nghe bà Nguyễn Thùy Phương - Trưởng phòng BHXH Ngắn hạn - Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải thích từng trường hợp cụ thể của thính giả dưới đây: